Diễn đàn 12A1 Nguyễn Trung Trực
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chút Nắng Chút Muối

+8
HOANG TRONG HUNG
Mười
Huong
Nguyen Van Trung
DO THAI HUNG
thanh
Hoàng
Tuấn
12 posters

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Thu Feb 20, 2014 3:44 pm

Tui có lấy của ai đâu, cũng chẳng tính thuế sai người ta, nên phần hoàn trả gấp 4 lần hơi bị khó!
Còn chia nửa gia tài cho người nghềo thì đang cố gắng phấn đấu từ từ, phải có lộ trình!
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Thu Feb 20, 2014 4:00 pm

Năm nay là năm Ngọ, lớp mình nhiều người tuổn Ngọ. Những bạn nào tuổi Ngựa năm nay nên cẩn thận.
- Phi nước đại nếu cơ may tới.
- Chạy thật nhanh nếu bị truy đuổi.
- Tránh bị người khác cưỡi ngựa.
- Đừng thồ quá nhiều gây ho lao.
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Fri Feb 21, 2014 12:27 am

Người tá điền thứ tư

Có ông chủ vườn nọ sắp đi xa, liền gọi các tá điền đến mà giao nhiệm vụ cho họ. Ông giao người thứ nhất năm mẫu, người thứ hai hai mẫu, người thứ ba một mẫu đất, tùy khả năng riêng của mỗi người. Rồi ông ra đi. Tất cả các tá điền được ông giao phó đều đã ứng dụng tốt các kỹ thuật mới để chăm sóc và đạt được năng suất cao, vụ mùa năm đó, năng suất không những không kém mà còn cao hơn các năm trước rất nhiều. Sau một thời gian, ông chủ trở về và rất vui mừng với kết quả công việc của các tá điền trung thành. Ông nói với họ: Vì anh em rất tài giỏi và trung thành, đáng được tưởng thưởng, hãy đến và chung vui với ta. Các tá điền vui mừng đi theo ông chủ vào dự tiệc khoản đãi. Đến nơi, họ ngạc nhiên khi thấy một vị khách ngồi trên ghế đặc biệt được ông chủ mời về từ trước. Họ bàn tán với nhau: Chẳng phải vị khách đặc biệt kia chính là người gác vườn thường hay đến nhà của chúng ta chơi sao? Anh ta đâu có làm gì sinh lợi cho ông chủ như chúng ta mà tại sao lại được ông chủ ưu ái như thế? Biết các tá điền đang thắc mắc, ông chủ liền bảo: Tất cả các anh đều biết người này, người này chẳng phải là người thường hay tới nhà các anh chơi và đem cho các anh lúc thì trái bí, lúc thì trái bầu đó sao? Ta bảo thật cho các anh, người này không được ta giao một mảnh đất nào nhưng anh ta đã tận dụng cái hàng rào chung quanh khu đất của ta mà trồng các loại cây leo. Và khi thu hoạch, tuy anh ta không thu lợi cho ta nhưng anh ta lại đem chia số hoa lợi đó cho tất cả mọi người, điều này gián tiếp tạo nên sức lao động cho ta. Cho nên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì anh ta cũng được xem như là một tá điền giỏi và trung thành với ta. Anh ta rất xứng đáng được ngồi ở đây.



-----------
Góc suy niệm:
Tôi và bạn hãy là những "người tá điền thứ tư" của Chúa, hãy cùng làm những điều mà mình cảm thấy điều đó làm đẹp lòng Chúa chứ đừng ngồi đợi để thực hiện những bổn phận mà Thiên Chúa trao ban.
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Fri Feb 21, 2014 12:32 am

DO THAI HUNG đã viết:...Còn chia nửa gia tài cho người nghềo thì đang cố gắng phấn đấu từ từ, phải có lộ trình!
Hu hu, em đang nghèo đây. Chừng nào tới cái lộ trình đó, anh hai nhớ chia cho em tí nha nha  Laughing  Laughing  Laughing
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by HOANG TRONG HUNG Fri Feb 21, 2014 8:17 am

Lộ trình của Hưng Thái là từ  từ đợi đến lúc về hưu đã nên Hoàng cứ đợi đấy
HOANG TRONG HUNG
HOANG TRONG HUNG

Tổng số bài gửi : 76
Join date : 16/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Huong Fri Feb 21, 2014 1:58 pm

Hoàng đã viết:
DO THAI HUNG đã viết:...Còn chia nửa gia tài cho người nghềo thì đang cố gắng phấn đấu từ từ, phải có lộ trình!
Hu hu, em đang nghèo đây. Chừng nào tới cái lộ trình đó, anh hai nhớ chia cho em tí nha nha  Laughing  Laughing  Laughing
chỉ chờ có câu này thôi,hoan hô TH... em cũng xin được get line  .
Huong
Huong

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 30/07/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Fri Feb 21, 2014 4:15 pm

Ông tưng, Bà hứng, ai chịu cho nổi!
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Fri Feb 21, 2014 4:33 pm

Chia nửa gia tài thì nhờ Sỹ, Thanh, Trọng Hưng. Còn tui thì có lộ trình từ từ.
Mỗi tháng: (1) Trợ cấp phụng dưỡng Cha mẹ già, (2) giúp em ruột trong gia đình còn khó khăn, (3) chi tài chính tiêu vặt cho các ACE tàn tật, (4) 100 kg Gạo giúp Bếp tình thương NT Lạng Sơn, (5) 100 kg Gạo giúp các Cha dòng hưu dưỡng Phát Diệm.
Cuối năm , dành dụm ủng hộ : Cha xứ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội đồng giáo xứ, Ban giáo khu, đi thăm hỏi vùng sâu vùng xa, ...
05 năm trở lại đây, tui cố gắng từng bước một. Phấn đấu ngày càng nhiều hơn.
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Sat Feb 22, 2014 12:45 am

À, vậy là đang bắn sẻ. Sao không chịu nói sớm!  Laughing 

Mỗi tháng em chỉ cần 2 lon bia, một trái cóc, vài giờ nói dóc với nhau. Anh Hai có cho không ta? Mad
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Hãy xé lòng, đừng xé áo

Bài gửi by Hoàng Tue Mar 04, 2014 1:31 pm

Ngày thứ tư lễ tro bắt đầu đưa chúng ta đi vào Mùa chay. Mỗi một Mùa chay lại nhắc nhở chúng ta rằng Mùa chay không chỉ gồm một số tập quán, một số nghi lễ. Mùa chay cũng không chỉ còn một số ngày ăn chay, nhưng Mùa chay đòi hỏi con người không ngừng cố gắng, không ngừng đổi mới để đẩy lùi và quyết tâm cắt đứt tội lỗi, thật lòng trở về với Thiên Chúa.

Mùa chay kéo dài bốn mươi ngày. Điều ấn tượng và đáng khắc ghi là cử chỉ xức tro và nhận tro. Đây là thái độ khiêm nhu của mọi người. Hình thức xức tro và nhận tro biểu lộ lòng tin của người Kitô hữu bởi vì con người được tạo dựng bằng bùn đất, sẽ trở về bụi tro. Bốn mươi ngày chúng ta cố gắng thay đổi cõi lòng để tiến về ngày Chúa sống lại như dân Do Thái đã vất vả lang thang bốn mươi năm trong sa mạc để tiến về Đất Hứa hay như tiên tri Êlia đã miệt mài bốn mươi ngày đêm để tiến về Núi Chúa. Chúa Giêsu cũng đã dìm mình trong chay tịnh nơi sa mạc, ăn chay, cầu nguyện để làm theo ý Chúa Cha là đem Nước Trời vào thế gian. Con số bốn mươi của Kinh Thánh là con số tròn đầy, con số đẹp…hôm nay, bắt đầu bốn mươi ngày đêm tiến bước của Mùa Chay. Bước ở đây không phải chỉ bằng những bước chân nhưng còn bằng những bước nội tâm, những bước tâm linh để đi tìm Chúa chết và sống lại.Ý của thứ tư lễ tro nhắc nhở chúng ta hãy trở về với Thiên Chúa giầu lòng thương xót, nhân từ, tha thứ, hãy xé lòng, làm hòa với Thiên Chúa. Đây là giờ ân sủng, giờ cứu độ. Và để đón chờ giờ đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ăn chay, cầu nguyện, bố thí vv…Chúa mời gọi chúng ta hãy đến với Người, Đấng thấu suốt mọi điều bí ẩn, mọi điều thẩm sâu nhất của con người chúng ta ( Mt 6, 3.6.18 ). Chúa đòi hỏi chúng ta phải đổi mới vì nếu không đổi mới chúng ta khó lòng đón nhận được ân sủng, tức là ơn cứu độ của Người.

Chúa không muốn chúng ta khoa trương, tự kiêu tự mãn nhưng Ngài nói :” Anh em đừng phô trương công đức trước mặt người ta…Bố thí thì chớ thổi loa…Cầu nguyện thì đừng khoa trương cho người ta thấy…Ăn chay thì đừng ủ dột vv…” Vâng, Chúa chúng ta đi vào nội tâm và bắt chước gương Chúa bốn mươi ngày đêm trong sa mạc.Chúa mời gọi chúng ta qua ngôn sứ Joel :” Hãy xé lòng, đừng xé áo “ ( Jo.2, 13).Chúa muốn chúng ta sống thành thật, đừng sống bề ngoài như những người Pharisêu giả hình vv…Nhưng hãy hết lòng quay trở về, đổi mới, và tìm gặp Giavê :” Hãy trở lại với Giavê, Thiên Chúa của người ! Vì Người nhân thứ, từ tâm, khoan dung và nhân nghĩa bao la “.

Thánh Phaolô lại dạy chúng ta :”…Đừng chịu lấy ơn Thiên Chúa một cách vô lối “  (2Co 6, 1 ). Như vậy, rõ ràng Chúa mời gọi chúng ta hãy đi tìm Chúa, một Đấng yêu thương vô tội, nhưng đã gánh vác tội lỗi nhân loại vì vâng phục Chúa Cha. Ngài đã cam chịu và giang tay ôm tất cả tội lỗi nhân loại đến nỗi hy sinh cực hình cho đến chết và chết trên thập giá. Ngài đã cho chúng ta rõ :” Đây là giờ ân sủng, giờ cứu độ”.Và như thế, Chúa Giêsu đã ở giữa chúng ta, Ngài kêu mời chúng ta hãy thực lòng trở về với Ngài để Ngài thương cứu độ như người chăn chiên lành bỏ 99 con chiên lại mà đi tìm con chiên lạc…

Thư Mùa chay 2013 của Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh có viết :” Mùa chay là thời gian củng cố đức tin vào mầu nhiệm Vượt Qua, tức là mầu nhiệm thập giá và sự sống lại của Chúa Kitô. Mầu nhiệm ấy là trung tâm của Tin Mừng mà các thánh Tông đồ và toàn thể Giáo Hội phải loan báo cho trần gian. Kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn tất “ một lần cho mãi mãi “ ( Dt 9, 25 ) nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người “.

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin còn non yếu của chúng con để chúng con luôn sẵn sàng vâng theo Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong đời sống của chúng con.Xin Chúa ban cho chúng con đức tin vững mạnh để chúng con biết sống khiêm nhường :” Hãy xé lòng, đừng xé áo “ ( Jo 2, 13 ).

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi - DCCT)





----------------
Bài này Cha Giuse viết năm ngoái mà giờ xem lại vẫn thấy thấm!
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by thanh Thu Mar 12, 2015 8:29 am

Vào mùa Chay 2015 từ hôm 30 Tết mà chưa thấy Tam Hoàng đăng bài giảng nào mới?

Năm ngoái Chúa Nhật Phục Sinh vào ngày 20/4. Năm nay CN Phục sinh vào ngày 5/4 đấy!

Thầy mình hình như chỉ nhớ mỗi câu 'Phúc cho những ai không thấy mà tin' (Blessed are those who do not see but believe!)
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Fri Mar 13, 2015 8:18 am

Năm nay, Hoàng sẽ không đưa bài giảng, mà thay vào đó, sẽ đưa một mẩu tin thời sự Vatican. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc tại sao Hoàng làm thế! Thật ra, Hoàng chỉ muốn mượn cái đàn này để làm nơi chia sẻ giữa bạn bè với nhau, để bọn mình thông cảm và hiểu nhau hơn trong bối cảnh góc nhìn của nền thần học đã thay đổi, khởi nguyên từ Đức Thánh Cha Phanxicô. Chủ đề này rất hay, nhất là năm nay có thêm Bửu, hy vọng mọi người cùng chia sẻ chút tâm tình trong mùa chay Thánh này...


Đức Thánh Cha kêu gọi thần học qui trọng tâm vào lòng từ bi

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các học giả thuộc mọi ngành thần học làm sao để những lãnh vực nghiên cứu của họ phản ánh tầm quan trọng trung tâm của lòng từ bi trong Tin Mừng.

Trong thư gửi đến ĐHY Mario Poli, TGM giáo phận Buenos Aires, cũng là Đại chưởng ấn Đại học Công Giáo Argentina, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập phân khoa thần học tại đây, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu không có lòng từ bi, thì nền thần học, giáo luật, và công việc mục vụ của chúng ta có nguy cơ sa lầy trong những điều nhỏ nhặt có tính chất bàn giấy, hoặc sa vào một ý thức hệ, tự bản chất, nó muốn thuần hóa mầu nhiệm. Hiểu thần học là hiểu Thiên Chúa là Tình Thương”.

Lá thư mang chữ ký của ĐTC ngày 3-3-2015 và được công bố tại Vatican ngày 9-3-2015. Trong thư ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Sinh viên thần học tại Đại học Công Giáo Argentina phải được huấn luyện để không trở thành những thần học gia ”viện bảo tàng” tích trữ các dữ kiện và thông tin về Mạc Khải mà không biết thực sự phải làm gì với những kiến thức đó; họ càng không được trở thành những người bàng quan nhìn lịch sử. Nhà thần học được đào tạo tại Đại học Công Giáo Argentina phải là một người có khả năng xây dựng quanh mình tình người, thông truyền chân lý Kitô thần linh với chiều khích thực sự là nhân bản, chứ không phải là một nhà trí thức không có tài năng, một nhà đạo đức không có lòng nhân hoặc chỉ một chuyên gia về điều thánh thiêng”.

ĐTC cũng xác quyết rằng ”Nhà thần học tốt, cũng như vị mục tử tốt, phải ”có mùi” của dân chúng và đường phố, và với suy tư của họ, họ đổ dầu và rượu chữa lành những vết thương của con người. Thần học phải biểu lộ Giáo Hội vốn là một ”bệnh viện dã chiến”, sống sứ mạng cứu độ và chữa lành của mình trong thế giới.

G. Trần Đức Anh OP

(Nguồn: vietvatican.net)



”Những giới luật và những điều cấm tự chúng không làm cho các bạn trở nên những tín hữu Kitô tốt. Tinh thần Kitô chính là tình thương của Chúa Giêsu.”
- ĐTC Phanxicô -




------------------
Giờ đang bận, hẹn tối Hoàng sẽ viết nhiều...
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by thanh Fri Mar 13, 2015 8:46 am

Xin phép cắt ngang dòng tư tưởng 1 tí, vì Hoàng đang... bận còn Thanh thì đang rảnh đây!

Hoàng đang nói đến 'lòng từ bi' là 'lòng thương xót' (Merciful) đúng không Hoàng? Vì bên mình hay dùng từ 'thương xót' không dùng 'từ bi' (hay được dùng bên đạo Phật).

ĐTC Phanxicô thì quá tuyệt vời rồi, Ngài mới lên làm giáo hoàng có 9 tháng mà đã được tạp chí Time bầu làm nhân vật của năm 2013 rồi. Đó là điều rất đáng mừng và hãnh diện.

Ngài là một người đầu tiên không phải là người Châu âu từ 1.200 năm nay lên làm Giáo hoàng và thật sự đang có sức mạnh thay đổi thế giới. Vì sao vậy?
 
- Vì cử chỉ thân tình, đơn sơ, khiêm tốn, Ngài chọn ở trong phòng 201 tại khách sạn Thánh Martha, không ở trong dinh Tông Tòa như các người tiền nhiệm.
- Ngài đã xuống khỏi ngai vàng của mình trong một thời đại mà bề ngoài cần được xem như biểu tượng của uy quyền và giàu sang.
- Ngài thích cộng đoàn, thích gặp gỡ. Ngài quan niệm niềm vui đích thực không đến từ sự vật, từ việc 'có', 'không'! Nó sinh ra từ việc được gặp gỡ, từ mối liên hệ được với người khác; nó đến từ cảm giác được chấp nhận, được thấu hiểu, được yêu thương một cách nhưng không, vô vị lợi.
- Ngài đã xây những cầu nối đa dạng phong phú với cả người vô thần và khẳng địng rằng: "Gặp gỡ không phải là để cải đạo họ, cải đạo là điều phi lý nghiêm trọng, ta cần tiến tới chỗ biết nhau, biết lắng nghe nhau, và tăng tiến sự hiểu biết của ta về thế giới quanh ta.
- Ngài đã gặp và kết bạn với cả Rabbi Skorka, viện trưởng Đại Chủng viện Giáo sĩ Do Thái, và khẳng định "Một Kitô hữu không thể là một người bài Do Thái, và để trở thành người Kitô hữu tốt cần phải hiểu lịch sử và truyền thống Do thái"

- Ngài còn chủ động liên hệ và gặp gở các đại diện của Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, gặp gở tù nhân, người tị nạn, vv...

Đúng là Con người tuyệt vời, lúc nào cũng tự hạ mình (bắt chước theo Thầy Giêsu của mình!)

Quả thật trên hết tất cả, chỉ có duy nhất Chúa Giêsu mới khẳng định câu nói tuyệt vời : "Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống"!
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Fri Mar 13, 2015 3:49 pm

Quả thật trên hết tất cả, chỉ có duy nhất Chúa Giêsu mới khẳng định câu nói tuyệt vời : "Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống"!
Còn ta chỉ mong sao có chút xíu "Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần" là mãn nguyện rồi.
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Sat Mar 14, 2015 2:44 am

Cám ơn Thanh đã tiếp lời, ban đầu Hoàng cũng cảm thấy là lạ khi đọc mẩu tin trên, nhưng kỳ thực là Hoàng đã đưa nguyên văn bản tin mà không sửa đổi gì cả. Hoàng không được xem nguyên bản cho nên không dám xác quyết ĐTC dùng từ gì, nhưng Hoàng nghĩ các Cha phụ trách trang tiếng Việt chắc cũng có dụng ý trong cách dùng từ.

Thanh nhận xét cũng đúng, bên Công giáo hay dùng từ "thương xót" nhiều, nhưng thi thoảng cũng vẫn dùng từ "từ bi", ví dụ như trong bài hát Mẹ Từ Bi đấy. So sánh kỹ hơn, về phương diện ngôn ngữ thì "từ bi" và "thương xót" cùng chuyển tải một lượng thái tình thương (từ nghĩa là hiền, bi là thương), tuy nhiên, "thương xót" thường được dùng trong trường hợp có phân chia thứ bậc, ví dụ: cha mẹ thương xót con... Hoàng nghĩ, để tỏ lòng kính trọng Thiên Chúa cho nên bên Công giáo hay dùng từ này. Trong khi đó, "từ bi" biểu thị cho một tình thương hiền từ, nhân hậu; một tình thương trao ban nhưng không, không phân chia thứ bậc giữa người trao và kẻ nhận. Cho nên, theo Hoàng nghĩ, dùng từ "từ bi" để diễn tả "Tình Yêu Giêsu" là tuyệt vời.

Thôi, bỏ qua chuyện ngôn ngữ đi, cái cần là mình hiểu bản chất của sự việc, còn dùng từ gì cũng được, không nên câu nệ nhiều, nhất là khi tiếp xúc với các Tôn giáo bạn.

Trở về vấn đề chính, Hoàng thích nhất câu nói của ĐTC "...Tinh thần Kitô chính là tình thương của Chúa Giêsu". Quá đúng, Ơn cứu độ rõ ràng phát xuất từ tình yêu thương. Chúa Giêsu tóm gọn lại cho mình hai điều thôi, đó là: mến Chúa, yêu người. Hôm rồi, Hoàng nói chuyện vui với thằng em họ, Chúa dạy: mến Chúa - Yêu người, mến Chúa thì dễ mà yêu người thì... thật sự khó quá, ra đường, thằng nào táng mình một cái, mình mà không táng lại nó thì bữa đó trời mưa to...

Biết là khó, nhưng cũng phải tập từ từ thôi. Cái mình cần nhất hôm nay có lẽ chính là một trái tim yêu thương, biết đặt mình vào hoàn cảnh của tha nhân để rồi biết cảm thông và chia sẻ...

(cont...)
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by kbnguyen Sat Mar 14, 2015 8:21 pm

Thái Hưng đã viết:Còn ta chỉ mong sao có chút xíu "Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần" là mãn nguyện rồi

Cám ơn T.Hưng, Bửu thích nhất câu của Hưng. 
Thật đúng là như vậy, bởi vì: 

1. Ơn Đức Thánh Linh là ơn khôn ngoan. Nó giúp chúng ta sống và hoàn thiện một con người tốt.
2. Đức Thánh Linh cho phép chúng ta cầu nguyện những lời cầu nguyện của Đức Chúa Trời.
3. Đức Thánh Linh cho phép chúng ta cảm biết được những cảm xúc của Đức Chúa Trời.
4. Đức Thánh Linh cho phép chúng ta suy nghĩ về các ý tưởng của Đức Chúa Trời.
kbnguyen
kbnguyen

Tổng số bài gửi : 155
Join date : 01/01/2015

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Sun Mar 15, 2015 2:51 am

Hờ hờ, coi bộ Hoàng không lầm khi quyết định chọn một chủ đề để thảo luận thay cho việc sưu tầm một bài giảng trong mùa chay năm nay.

Nhưng trước khi cánh đàn ông tụi mình tám với nhau thì cho Hoàng được nói riêng với mấy thím nhà mình một chút nhe. Chả là tình cờ hôm rồi Hoàng đọc được một status của một bạn nữ nhà mình, nghe có vẻ ai oán, tủi thân lắm vì phải tự mình tặng hoa cho mình ngày 8-3. Hoàng giật thót cả người, đúng thiệt là mấy ông nhà mình cũng sơ ý quá, năm nay tụi mình họp lớp ngay vào ngày 8-3 mà không chuẩn bị hoa cho mấy thím!

Thôi thì để tạ lỗi, Hoàng xin thay mặt cánh đờn ông làng này tặng các bạn nữ mỗi bạn một bông hoa tinh thần nhe, cũng xin một lần được gọi mấy thím là "Nhỏ" nghe cho nó lãng mạn tí

Tám tháng ba không hoa
Buồn vương khóe mắt ngà
Tâm tư đời cô quạnh
Rơi giọt sầu xót xa

Tám tháng ba không hoa
Đâu phải là tất cả
Nhỏ vẫn là bông hoa
Bên người thân của nhỏ

Đừng buồn nữa nhỏ nha
Tặng nhò một bông hoa
Ươm mầm từ tình bạn
Phần ba thế kỷ qua

Mong mấy thím đừng buồn nhe. Còn bây giờ thì mấy thím mần ơn núp dzô một chỗ cho cánh đờn ông tụi này tám với nhau. Thím nào không núp cũng chẳng sao, nhào dzô tám càng vui.

Năm ngoái, hình như có lần Hoàng đề cập với Mười về chuyện Hoàng quan niệm tiếng lương tâm là một dạng thức của Chúa Thánh Thần rồi thì phải! Năm nay Thái Hưng lại nhắc đến Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chia sẻ với Mười thì dễ, chỉ cần đại khái tí thôi (nói nhiều bảo đảm là M chạy liền Laughing). Chia sẻ với dân trong nghề cỡ như Thanh, Hưng, Bửu mới là mệt đây...

Nhắc đến Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần là nhắc đến một vấn đề khá đau đầu của thần học Công giáo. Hoàng xin mở rộng chủ đề này để làm sáng tỏ vài điểm cần chia sẻ với các bạn một chút nhe.

Ngay từ Công đồng Vaticanô II đã tỏ rõ việc những ai tin theo các con đường tôn giáo khác cũng có thể nhận được ơn cứu độ trong Đức Kitô nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần. Cụ thể là Hiến Chế Tín lý về Giáo hội Lumen Gentium số 16, đã khẳng định:

“Có những người không do lỗi họ, mà không hề biết đến Đức Kitô hoặc Giáo hội của Ngài, nhưng lại đi tìm Thiên Chúa với tất cả tấm lòng thành của mình, và nhờ ơn thánh tác động mà ra sức thực thi thánh ý Chúa, nhận biết được qua tiếng lương tâm, những người đó cũng có thể nhận được ơn cứu độ. Hơn nữa, Chúa quan phòng cũng không từ chối ban ơn trợ giúp cần thiết cho những ai không do lỗi mình mà chưa đạt tới được mức nhận biết Thiên Chúa, nhưng lại ra sức – tất nhiên là không phải không có ơn Chúa giúp – sống một đời sống chính trực”.

Đoạn văn trên đây nói đến những người “ra sức sống một đời sống chính trực” chứ không khẳng định cụ thể về tín đồ của một tôn giáo không-kitô nào. Tuy nhiên, đối với những câu hỏi đại loại như: Có phải “các cá nhân thành tâm thiện chí” sẽ nhận được ơn cứu độ nhờ tuân giữ các quy luật tôn giáo của họ, hay là vẫn được cứu độ dù không tuân giữ các quy luật đó? Có bao giờ ơn thánh cứu độ “hoạt động vô hình” nơi tâm hồn các cá nhân trở thành hiển hiện và cụ thể trong các cách thức thực hành và truyền thống đạo đức của các cá nhân ấy không?... Các nghị phụ công đồng Vaticanô II tỏ ra rõ ràng, không nghi ngờ đối với sự việc các người ngoài cộng đoàn kitô có thể nhận được ơn cứu độ. Còn đối với cách thức họ được cứu độ thì công đồng giữ thái độ có thể nói là cẩn trọng và dè dặt, không khẳng định dứt khoát.

Các gốc rễ của thái độ mơ hồ thấy ở nơi công đồng Vaticanô II đâm sâu vào trong cách khai triển tiền công đồng của “khoa thần học công giáo về các tôn giáo.” Trong lãnh vực này, đáng nhắc đến là công trình đóng góp của Jean Daniélou và Karl Rahner.

Trong nhãn quan Daniélou, lịch sử là quá trình biểu hiện từng bước thực tại thần linh ra trước mắt loài người. Giữa lòng lịch sử chung của công trình tạo dựng, lịch sử cứu độ đích thực bắt đầu với Abraham và đạt tới chóp đỉnh với Đức Giêsu Kitô mà sự hiện diện cứu độ trong thời gian vẫn tiếp tục nhờ bởi Giáo hội. Trừ Do thái giáo và Kitô giáo ra, Danié­lou dùng cách phân biệt kinh viện giữa trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên, để xếp các truyền thống tôn giáo khác vào trong dạng thần học lịch sử ấy. Dù trật tự tự nhiên có quyền tự trị và tính khả dĩ nhận thức riêng, thì do an bài của Thiên Chúa, trật tự này cũng chỉ đạt được đến mức thành toàn sung mãn tối hậu ở trong trật tự siêu nhiên mà thôi. Mức thành toàn ấy của trật tự tự nhiên trong vận mệnh và cứu cánh siêu nhiên của nó, hiện rõ ra nơi tiến trình tuần tự triển khai của thực tại thần linh ở giữa lòng lịch sử. Do đó, người kitô có thể không những nói về hai trật tự, tự nhiên và siêu nhiên, mà còn nói về hai giao ước, giao ước vũ trụ (bao gồm toàn bộ trật tự tự nhiên) và giao ước lịch sử (bắt đầu với dân Do thái) và hiện đang tiếp diễn ở trong Giáo hội.

Dựa theo cách phân biệt như thế, Daniélou kết luận rằng các con đường tôn giáo khác là những lối biểu đạt kiểu loài người của một dạng kiến thức hoặc hiểu biết thực sự về Thiên Chúa, dạng kiến thức con người có được nhờ dùng đến lý trí tự nhiên với cứu cánh siêu nhiên theo bản chất. Tuy nhiện, không nên nhầm lẫn dạng hiểu biết tự nhiên như thế về Thiên Chúa với đức tin siêu nhiên, đơn thuần xuất phát từ sự can thiệp hiệu lực của Thiên Chúa vào trong trình tự triển khai của lịch sử cứu độ, bắt đầu với Abraham và đạt tới chóp đỉnh trong Đức Kitô. “Nét khác biệt chủ yếu giữa Công giáo và tất cả các tôn giáo khác nằm ở chỗ các tôn giáo khác đều bắt đầu từ con người. Các tôn giáo ấy là những nỗ lực thật đáng cảm phục và thường là rất đẹp, có sức vươn lên rất cao trong con đường đi tìm Thiên Chúa. Còn trong Công giáo thì có một hướng đi ngược lại, đó là bước đường Thiên Chúa đi xuống để đến với thế giới ngõ hầu thông chuyển sự sống của chính Người cho thế giới.” Dù có “đáng cảm phục” và “cao đẹp” đến mấy thì các con đường tôn giáo khác cũng chỉ nằm ở trong trật tự đơn thuần tự nhiên, và không thể nào có khả năng mang lại cho con người ơn cứu độ mà Thiên Chúa chỉ để sẵn ở trong Giáo hội và chỉ ở trong Giáo hội – tức Giáo hội Công giáo – mà thôi.

Karl Rahner cũng đã ảnh hưởng sâu rộng đến công đồng Vaticanô II. Song song với Daniélou, Rahner đề xuất một dạng thần học tiến bộ về mạc khải giữa lòng lịch sử, trong đó, Đức Kitô là chóp đỉnh. Về mặt này, thần học tôn giáo của Rahner – cũng giống như của Daniélou – là một dạng thần học thành toàn (fulfillment theology). Tuy nhiên, đối ngược với Daniélou, Rahner không phân biệt một cách chặt chẽ giữa trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên. Không bao giờ con người sống hoàn toàn xa lạ với ơn thánh Chúa. Ơn thánh luôn hoạt động nơi con người trong những cách thức cụ thể. Vì thế, Rahner đã đi đến chỗ xác định theo một cách kiểu khác hẳn về vai trò và ý nghĩa của các tôn giáo. “Tuy nhiên... xét vì bản chất xã hội của con người... thì không thể quan niệm được là con người – trong thực chất của mình – có thể thực sự thành toàn được quan hệ với Thiên Chúa... trong một dạng thực tại nội tâm hoàn toàn riêng tư, và đứng ngoài các đoàn thể hay cộng đoàn tôn giáo hiện diện nơi môi trường con người sinh sống và sẵn sàng tiếp tay giúp đỡ.” Không thể coi các tôn giáo khác đơn thuần như là những hình thức biểu hiện khôn ngoan và khát vọng của con người, theo cách quan niệm của Danié­lou. Các hình thức hành đạo của các tín đồ các tôn giáo khác nhau đóng vai trung gian giữa ơn thánh siêu nhiên và các người đi theo lối bước của các tôn giáo ấy. Và như thế, không chỉ giúp chuẩn bị để con người lắng nghe phúc âm (praeparatio evangelica) không thôi, nhưng các tôn giáo khác còn là những phương cách hành động siêu nhiên Thiên Chúa dùng để làm cho ơn thánh đến tận tay con người.

Rahner đã đi đến kết luận như thế về các tôn giáo là bởi vì – khác với Daniélou – Rahner không phân chia cách biệt rõ giữa các trật tự tự nhiên và siêu nhiên nơi cá nhân. Do bởi sự việc là con người thì bất cứ con người nào cũng được nối kết với trật tự siêu nhiên. Như thế, mọi hành động tự do của con người đều được năng động hóa bởi ơn siêu nhiên, và là một thể hiện ‘nhập thể’ của ơn siêu nhiên ấy vào trong thế giới.

Rahner biện luận rằng các khái niệm về trật tự tự nhiên và siêu nhiên chỉ đơn thuần là những ‘ý niệm còn sót lại’: dù chúng có hữu ích cho việc làm sáng tỏ các ý niệm, thì chúng chúng cũng quy chiếu về một ‘Mầu Nhiệm Thánh’ trong đó những gì là con người và những gì là Thiên Chúa thì đều đã được liên kết một cách sâu sắc và không hiểu nổi.

Sự thiếu nhất quán giữa hai dạng thần học của Jean Daniélou và Karl Rahner là tiền đề cho những cuộc tranh luận, thậm chí là vài thành viên đối tác trong cuộc đối thoại với Giáo hội Công giáo đã hủy bỏ các cuộc họp đối thoại dự tính khi Bộ Giáo lý Đức tin công bố “tuyên ngôn” Dominus Iesus (05-9-2000)

(cont...)
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Sun Mar 15, 2015 4:09 pm

Ở trên gian có câu: không Thây đô mày làm nên. Còn bên đạo: không có Thây chúng con không thể làm gì được, vi Thây có lời ban sự sông ...
Câu nguyện là phương sách tốt nhất, hạ mình mới được nâng cao.
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by kbnguyen Mon Mar 16, 2015 9:24 am

@Tuấn Huế, vì lớp mình có 2 Tuấn. "Chút Nắng Chút Muối" nghĩa là gì. Làm ơn giải thích dùm. Hay bạn nào biết
làm ơn giải thích dùm. Bửu chỉ nghe nói "Chút Nắng Chút Mưa" thôi.
kbnguyen
kbnguyen

Tổng số bài gửi : 155
Join date : 01/01/2015

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Mon Mar 16, 2015 3:44 pm

Bảo đảm với Bửu là Ô Tuấn nhà mình tự ý sáng tác, chỉ có câu "Là Men, Là Muối "
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Hoàng Tue Mar 17, 2015 3:33 am

Trước giờ Hoàng vẫn thắc mắc rằng không lẽ chỉ vì cái biệt danh là Hoàng thì dư một và Hưng thì dập một mà Chúa lại sắp đặt cho hai thằng mình quen nhau để bổ khuyết cho nhau chăng? Laughing

Tuy nhiên, qua gần một phần ba thế kỷ mới nghiệm ra, Chúa thực hiện những việc trong cách thức chỉ mình Người biết... Hoàng không thể biết hết, và Hưng sẽ đứng bên cạnh Hoàng để nhắc tuồng: Cầu nguyện là phương sách tốt nhất. Tuyệt vời! Laughing

Giỡn tí cho nó thoải mái thôi, Hoàng tiếp đây:

Một nhà thần học đã từng đóng góp to lớn cho nỗ lực làm sáng tỏ vấn đề bàn đến trên đây, qua một công trình suy tư vượt quá cả giáo huấn của chính Công đồng Vaticanô II - Đó là Thánh Đức Gioan Phaolô II.

Không chỉ là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đi viếng thăm hội đường Do thái, Đức Gioan Phaolô II còn là vị giáo hoàng trước hết đứng cầu nguyện bên Tường thành Than khóc ở Giêrusalem. Việc vị giáo hoàng này mở rộng tầm quan hệ đối với anh chị em Do thái và tín đồ các tôn giáo khác, quả đã đâm rễ sâu vào trong cơ sở của một nền thần học rõ ràng và vững chắc. Ngay từ năm đầu tiên triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã cố ứng đáp ngay với thực trạng đa nguyên tôn giáo bằng cách quay về với thần học Thần Khí.

Trong thông điệp "Đấng Cứu độ con người", Đức Gioan Phaolô II nhận là nơi tín ngưỡng của những người theo các con đuờng tôn giáo khác, có “tác động của Thần Khí sự thật hiện diện, cả ở ngoài biên giới hữu hình của Thân Mình Mầu nhiệm”. Đức Gioan Phaolô II dạy rằng để nhận định cho thích đáng về hoạt động của Chúa Thánh Thần thì không thể đơn thuần đóng khuôn vào trong 2000 năm lịch sử của Giáo hội Kitô. Người kitô phải “đi lùi lại xa hơn về phía đằng sau để ôm trọn toàn bộ hoạt động của Chúa Thánh Thần, ngay cả trước thời Đức Kitô - từ hồi khởi đầu, rồi trải dài trong thế giới, và đặc biệt là nơi nhiệm cục của Cựu Ước”. Tuy nhiên, không những phải lùi lại ngược dòng thời gian, người kitô còn phải “tiến xa hơn nữa về phía trước.” Đức Gioan Phaolô II nhận định: người kitô “phải nhận thức rõ rằng Chúa Thánh Thần cống hiến cho mọi người khả năng được kết hợp - trong một cách thức chỉ mình Chúa biết - với Mầu nhiệm Phục sinh.”

Thần khí “muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3:8 ), nên cần phải biết mở rộng tầm nhìn để thấy rõ hoạt động của Người từng nơi từng lúc.

Nếu cho rằng dạng thần học của Đức Gioan Phaolô II về Chúa Thánh Thần ngã về phía chủ trương của Rahner là kết luận cỏ vẻ hấp dẫn nhưng lại quá vội vã.

Đức Gioan Phaolô II đặc biệt nhấn mạnh: Kitô giáo khởi đầu với biến cố Ngôi Lời nhập thể. Ở đó không phải đơn thuần là một trường hợp con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng là chính Thiên Chúa đích thân đến để nói về mình cho con người, và để chỉ cho con người thấy con đường qua đó có thể đến với Người... Như thế, Ngôi Lời Nhập Thể là mức thành tựu của nỗi niềm chờ mong có mặt trong hết mọi tôn giáo của nhân loại.

Nêu rõ thực trạng giữa “việc con người đi tìm Thiên Chúa” với “việc chính Thiên Chúa đích thân đến” để chỉ cho con người thấy “con đường qua đó có thể đến với Người” là điểm khác biệt chủ yếu giữa Kitô giáo với các tôn giáo khác. Đây chính là khởi điểm quan trọng của cách Đức Gioan Phaolô II tiếp cận vấn đề như thấy qua những gì ngài đã khẳng định.

Không một chỗ nào trong toàn bộ khai triển thần học của ngài về Chúa Thánh Thần, Đức Gioan Phaolô II đã gợi ý cho là những con đường các tôn giáo khác có được khả năng cứu độ tự bản chất. Mọi ơn cứu độ đều ở trong Đức Kitô và qua hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đức Gioan Phaolô II cũng không một mảy may gợi ý cho thấy rằng có thể hoàn toàn phân biệt Giáo hội ra khỏi Đức Kitô và Thần Khí. Trái lại, ngài đã đề cập đến “các dạng trung gian thông dự” tức là đến việc các tôn giáo khác thông dự vào mầu nhiệm cứu độ của Đức Ki­tô, mầu nhiệm đang hiện diện trọn vẹn ở trong Giáo hội.

Đức Gioan Phaolô II đã dùng đến nguyên tắc sau đây khi khẳng định chỗ đứng trung tâm của Đức Kitô trong công trình cứu độ nhân loại: “Dù các dạng trung gian thông dự khác nhau theo thể loại và mức độ không bị loại trừ, thì chúng cũng chỉ có được ý nghĩa và giá trị từ chính sứ mạng trung gian của Đức Kitô, và không thể được hiểu như là những dạng song song với hoặc bổ sung cho sứ mạng trung gian của Ngài”

Phương thức thần khí học mà Đức Gioan Phaolô II dùng để tiếp cận vấn đề do thực trạng đa nguyên tôn giáo đặt ra, đã được Ủy ban Thần học Quốc tế nêu bật và đề cao hồi năm 1997 qua bản tuyên ngôn tựa đề “Kitô giáo và các Tôn giáo Thế giới.” Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II được kết luận như sau:

“Đã minh nhiên nhìn nhận Thần Khí Đức Kitô hiện diện nơi các tôn giáo, thì không thể loại trừ việc các tôn giáo có thể đóng giữ một vai trò nào đó trong kế hoạch cứu độ, tức là, dù còn mập mờ thì chúng cũng giúp cho con người thành toàn cứu cánh tối hậu của mình. Trong các tôn giáo, mối quan hệ con người có đối với Đấng Tuyệt Đối, tức là chiều kích siêu nghiệm của nó, được minh nhiên nêu bật. Khó mà hiểu được rằng hoạt động của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mọi người - xét theo tư thế là cá nhân - thì có giá trị cứu độ, còn hoạt động của Người nơi các tôn giáo và các nền văn hóa thì lại không có giá trị như thế. Trong thời gian gần đây, xem ra huấn quyền không cho phép dùng lối phân biệt quyết liệt như thế.”

Lối phân biệt quyết liệt mà trong thời gian gần đây huấn quyền không còn muốn thấy kéo dài nữa, chính là tâm điểm của cuộc tranh luận liên quan đến bản tuyên ngôn Dominus Iesus: rộng bao nhiêu sẽ là khoảng cách phân biệt giữa tự nhiên và ơn thánh, giữa trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên, giữa tín ngưỡng các tín đồ Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, với đức tin kitô?

Trên đây, Hoàng đã chia sẻ cùng các bạn về bối cảnh góc nhìn của nền thần học Công giáo đã thay đổi như thế nào trong thời gian vừa qua với góc nhìn còn hạn hẹp và sơ lược của Hoàng. Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, mong các bạn bổ sung thêm.

Cám ơn câu chuyện "Cuộc đối thoại với ông nicođêmô" mà Thanh đã nhắc tuồng cho Hoàng hồi năm ngoái (năm nay mới nghiệm ra  Laughing ) đã tạo cho Hoàng nguồn cảm hứng viết bài chia sẻ này. Cám ơn Thái Hưng đã nhắc tuồng cho mọi người nhớ rằng chỉ có suy niệm và cầu nguyện mới hướng lòng chúng ta đến gần với Thiên Chúa thông qua Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần.





Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến
và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.
(Ga 3:8 )
Hoàng
Hoàng

Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by thanh Tue Mar 17, 2015 8:36 am

Cám ơn Hoàng đã chia sẽ.

Thanh xin nói thêm là từ 'thần khí' phát xuất từ chữ 'RUAH' trong tiếng Do thái, có nghĩa là hơi thở, không khí, gió. Chúa Thánh Thần là hơi thở của Thiên Chúa, là Thần Khí.

Nhưng quả thật là nói thì dễ nhưng làm, thực hiện thì khó quá!

Thanh xin trích ra đây lời của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galatian để giúp mình ráng HỒI TÂM lại trong Mùa Chay (không biết mình có làm được không đây? Mad):

"Hoa quả (Fruit) của Thần khí (Spirit) là: bác ái (love), vui tươi (Joy), bình an (Peace), nhẩn nại (Patience), nhân hậu (Kindness), từ tâm quảng đại (generosity), trung tín (Faithfulness), hiền hòa (Gentleness), tiết độ (Self-control)" (Gal 5, 22-23)

Những hoa quả này hiện có mặt trong đời sống của bản thân ta không?


PS: Thanh chú thich thêm tiếng Anh vì Thanh lấy từ cuốn sách The New Testament (Sách Tân Ước) để giúp mình học thêm từ tiếng Anh và suy nghĩ về từ đó thôi, chứ tuyệt nhiên không có ý khoe chữ đâu nhé!
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Tuấn Thu Mar 19, 2015 1:18 am

Bửu, Hưng,

Làm ánh sáng cho đời, đơn giản thế thôi.

Tuấn

Tổng số bài gửi : 121
Join date : 30/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by DO THAI HUNG Thu Mar 19, 2015 1:45 pm

Làm mọi người vui, đừng làm phiền lòng ai, nén giận để mà cười hơi bị khó đấy, cố gắng lên.
DO THAI HUNG
DO THAI HUNG

Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Bày lời sau cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá:

Bài gửi by thanh Wed Apr 01, 2015 8:04 am

Thấy anh Thái Hưng nhà mình đạo đức quá, Thanh xin gửi đến đoạn bài giảng sau lấy ở trên mạng nói về 7 điều trăn trối sau cùng của Chúa Giêsu khi Ngài bị treo trên Thập Giá. Bảy điều này là suy niệm từ Ngài Giám Mục ở New York tên là Fulton Sheen mà đã có lần Thanh kể câu chuyện của Cha về 3 sự ngạc nhiên sẽ chờ Ngài trên nước Thiên Đàng!

Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người. Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật, được Chúa công bố trên một sườn núi. Sứ điệp cuối cùng là  Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.
1. (33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)
2. (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23,42-43).
3. (33) Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"(Mc 15, 33-34).
4. (44) Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. (45) Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. (46) Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 23, 44-46).
5. (25) Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. (26) Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". (27) Rồi Người nói với môn đệ: "Ðây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).
6. (28) Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"(Ga 19,28).
7. (29) Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (30) Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19, 29-30)
1. Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34)
Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận.
Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài.
Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá. Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng.
Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình, luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng, cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương, tự đáy lòng, đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”.
Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống; giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ, giả mà họ biết như thế, thì đời nào họ lại được tha ?
Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội; giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy, ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa, đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta.
Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ, thì ta cũng phải tha thứ cho nhau (x. Mt 6,12 ;6,15;18,23-35).
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng (Lc 23,43)
Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu, ngoảnh đầu nhìn sang, đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái. Trong tâm hồn người đạo chích này, dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra, làm rực sáng đức tin của anh, nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc.
Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh, chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta.
Trước đó, đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria.
Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả, nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường?
Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm, gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên.
Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối, càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ, nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối, làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”
Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.
3. Thưa Bà, đây là con Bà (Ga 19,26)
Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth:”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26).
Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội.
Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.
Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người.
Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.
4 .Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con (Mt 27,46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ.
Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy:”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát (Ga 19,28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát .
Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát.
Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia  “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35);  “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37).
Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất (Ga 19,30)
Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết.
Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46)
Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc.
Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha”.
Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta.
Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá.
Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa.
Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An


(Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Chút Nắng Chút Muối  - Page 2 Empty Re: Chút Nắng Chút Muối

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết