Mùa Trong Veo (Catholic)
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mùa Trong Veo (Catholic)
MÙA VỌNG : MÙA TRONG VEO
ĐGM Vũ Duy Thống
Trên chuyến xe xuôi miền lục tỉnh, người ta chuyển đến tôi một cuốn truyện cũ đã mất bìa để đọc cho quên đường dài. Truyện kể lại mối tình giữa một chàng trai là con sĩ quan học tập và một cô gái là con cán bộ chức quyền. Họ thương nhau và muốn kết hôn với nhau, nhưng khi công khai ý định ấy, họ đã gặp phải những lực cản từ hai phía gia đình. Đã có nhiều nghi ngờ từ phía cha chàng trai và cũng có lắm nghi ngại từ phía cha cô gái. Giải pháp phải chọn là chia xa đôi lứa.
Đành lòng làm thế, nhưng họ vẫn âm thầm chờ đợi nhau, cho đến khi cha chàng trai mãn hạn học tập về nhà và cha cô gái đã đến tuổi về hưu. Hai người cha có dịp gần gũi cảm thông làm chất keo thân ái cho tình yêu đôi trẻ có điều kiện gắn hàn. Kết truyện là đám cưới.
Truyện có hậu và có nét hấp dẫn riêng của thể loại, nhưng điều hấp dẫn hơn hết đối với tôi không phải là cốt truyện cho bằng chính tựa đề “Tình yêu trong veo”: trong veo giữa hai người cha biết xoá tan ngờ vực để thêm gần gũi; trong veo giữa hai bạn trẻ biết vượt qua thử thách để giữ vững tình yêu. Xin mượn tựa đề “Tình yêu trong veo” ấy để gọi tên Mùa Vọng là mùa trong veo một tình yêu.
1) Bằng tình yêu trong veo, Thiên Chúa trao thân cho con người.
Trong khi người Do Thái còn đang mải miết với một vì Chúa ở trên cao và dường như say sưa về một Đấng ở xa con người, đến nỗi trong quan hệ nguyện cầu, thay vì xin những biểu tỏ gần gũi để dễ dàng nắm bắt, họ lại chỉ dám xin một dấu lạ điềm thiêng mãi tận trời cao vượt quá tầm nhìn; và trong niềm mong chờ Đấng Cứu Thế, vốn là mạch sống hy vọng cho cả dân tộc, họ những tưởng nghĩ rằng Người sẽ đến, nhưng là đến trong cung cách của một vị Chúa oai phong lẫm liệt, cho muôn dân nếu không phải cúi đầu sợ hãi thì cũng phải bái phục tôn thờ. Có ngờ đâu, khi Chúa đến, Người lại chọn cho mình một cách đến rất khác lạ.
Người đến thật gần: trong thân phận của một con người để làm người giữa muôn người trần thế. Người đến thật thấp: thấp đến nỗi chọn cho mình cách sống của một người cùng khổ dưới đáy xã hội. Người yêu thương con người để sẵn sàng trao thân cho họ, chấp nhận phải điều đình, chấp nhận được cưu mang, chấp nhận được sinh hạ, chấp nhận được làm người: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14)
Phải chăng khi trao thân cho con người như thế, Thiên Chúa sẽ được thêm vinh quang? Phải chăng nếu không trao thân cho nhân loại, Thiên Chúa vẫn là Chúa, nhưng là một vị Chúa không được ai biết đến hay là một vị Chúa bị kết án phải cô đơn? Thưa không phải thế. Chính khi trao thân cho con người trong mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa không còn úp mở như trong thời Cựu Ước nữa, Người đã dứt khoát cho thấy mình là Đấng giải cứu con người và sẵn sàng làm hết cách để thực hiện bằng được chương trình của Người mà không đợi chờ mảy may vinh quang nào ngoài lợi ích cứu độ cho người trần gian. Để độ thế, Thiên Chúa đã nhập thể; để cứu người, Thiên Chúa đã làm người.
Chính hai Danh xưng được nêu lên trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã nói lên tất cả. Danh xưng Emmanuel khẳng định “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, Danh xưng Giêsu bộc lộ “Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ” (Mt 1,23-25). Nối kết hai Danh xưng ấy nơi Đấng Cứu Thế, ta sẽ thấy một tình yêu trong veo Thiên Chúa dành cho con người: Người là Thiên Chúa ở cùng ta để cho ta ơn cứu rỗi, và Người là Thiên Chúa cứu độ ta bằng cách ở cùng ta.
2) Bằng tình yêu trong veo, con người gửi phận cho Thiên Chúa.
Nếu bằng tình yêu trong veo cứu độ, Thiên Chúa trao thân cho con người, thì Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng cho thấy những nhân vật gần gũi với mầu nhiệm Giáng Sinh nhất là Đức Maria và thánh Giuse đã bằng tình yêu trong veo tự nhiên gửi phận mình cho Thiên Chúa.
Đối với Đức Maria, tình yêu trong veo đã rõ qua tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà Phụng Vụ hữu ý mừng kính ở đầu Mùa Vọng. Tình yêu ấy đã rõ trong việc Mẹ dâng mình vào Đền Thánh, nhưng tình yêu ấy còn rõ ràng hơn khi tiếp cận với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ngày Truyền Tin, mới gặp sứ thần, Đức Maria đã bối rối, thứ bối rối của một tình yêu trong sạch buổi đầu gặp gỡ. Rồi, lúc được đề xuất làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã băn khoăn, thứ băn khoăn của một tình yêu trong sáng muốn được giải thích đôi câu. Và chính lúc thưa “Xin vâng” (Lc 1,38) là cả một tình yêu trong veo như chưa bao giờ trong đến thế, Đức Maria đã gửi trọn phận mình vào tay Thiên Chúa, bất chấp đó là một mạo hiểm chết người: trinh nữ mà lại mang thai, phải ăn nói ra sao với thánh Giuse? Mới đính hôn thôi mà sắp thành mẹ, phải dàn xếp thế nào cho hợp luật pháp?
Còn thánh Giuse, con người lặng thầm nhất của Mùa Vọng, đã được đặt vào một tình huống khó xử đến độ ray rứt, nhất là trong những ngày trước lúc Đấng Cứu Thế giáng sinh như Phúc Âm hôm nay mô tả. Nhưng chính ở đây ông đã chứng minh bằng những nét đẹp kín đáo hào hùng về một tình yêu trong veo từ lâu đã dệt nên đời sống qua những lựa chọn xé lòng. Là người công chính, dù ghi nhận ít nhiều dấu hiệu chuyển biến nơi Đức Maria, ông cũng chẳng dám nghi ngờ mà chỉ một thoáng băn khoăn, để rồi định chọn cho mình giải pháp âm thầm rút lui. “Đào vi thượng sách” là giải pháp an toàn nhất. Nhưng chính lúc ấy, được tỏ nguồn cơn, ông đã tiếp nhận ý Chúa và tiếp đón Đức Maria về nhà mình bằng một tình yêu trong veo, mà người trần mắt thịt dẫu có bản lĩnh cách mấy cũng khó mà dám xâm mình mạo hiểm (Mt 1,24).
Nhìn như thế, tình yêu trong veo đã liên kết Đức Maria và thánh Giuse, để mái nhà chung sống không chỉ là nơi che nắng trú mưa cho qua ngày đoạn tháng, mà đã trở thành một mái ấm của những tấm lòng biết mở ra cưu mang Con Thiên Chúa và sẵn sàng để sinh Người ra cho dương thế, cho dẫu tình yêu trong veo ấy trên đường cứu độ như một bản trường ca sẽ không thiếu những quãng nghịch, mà việc khó xử hôm nay trong Phúc Âm mới chỉ là những nốt nhạc mở đầu.
3) Cũng bằng tình yêu trong veo, ta đón mừng lễ Giáng Sinh.
Hiểu như trên, Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng rõ ràng là một tình yêu hai chiều trao gửi: Thiên Chúa trao thân cho con người để con người biết gửi phận mình cho Thiên Chúa. Đồng thời cũng là Chúa Nhật trong veo của những tấm lòng biết gửi trao tấm lòng trong ơn cứu độ.
Trên nền tảng ấy, tình yêu trong veo đã trở nên tinh thần phải có để đón Chúa Giáng Sinh. Trong những ngày này, đi ra phố xá, đã nghe vang lên những bài ca Giáng Sinh quen thuộc; ngang qua nhà thờ, đã thấy trưng bày những bộ Noel với hang đá, cây thông, đèn sao đẹp mắt; và đi tới chỗ nào cũng thấy thấp thoáng Giáng Sinh với muôn màu lấp lánh. Nhưng có một màu được xem là không thể quên hay không bao giờ quên đối với mọi tín hữu mừng lễ Giáng Sinh, màu đó không ở trên áo quần giầy dép, môi mép tóc tai, hoa cài áo khoác, mà là ở trong tấm lòng kìa! Đó là màu trong veo của những tâm hồn trinh trong biết cưu mang ý Chúa và biết sinh hoa kết trái trong cuộc sống công minh chính trực của mình.
Nếu ngày xưa trong khúc hát quan họ Sion, câu xướng “Ai được lên Núi Chúa?” đã nhận được lời đáp “Chỉ những người thật thà ngay chính tay sạch lòng thanh mới được bước tới Thánh Cung” (Tv 23,3-4), thì hôm nay cũng thế, trong bài ca cuộc sống ai cũng nôn nao xôn xao ồn ào huyên náo tiếp cận lễ Giáng Sinh cả, kẻ tiếp thị, người tiếp tân; nhưng chỉ có những tấm lòng trinh trong mới xứng đáng trở nên Hang đá tiếp đón Chúa sinh vào. Chúa chỉ một lần đến sinh ra trên trần thế là đủ để cứu chuộc muôn người, nhưng giả như Người có đến sinh ra nhiều lần hơn nữa cũng vẫn thiếu, nếu lòng người chưa sẵn sàng một tình yêu trong veo mở ra đón nhận. Liệu ta hôm nay đã sẵn có một tâm hồn như thế trước lễ Giáng Sinh?
Hơn nữa, tình yêu trong veo cũng là tiếng nói cuối cùng của Mùa Vọng thúc đẩy ta đến với những người xung quanh. Không thể có Mùa Vọng đầy đủ nếu bỏ quên chiều kích tha nhân trong tình yêu của mình, và cũng chẳng tiếp đón Chúa cho đủ nếu từ chối tiếp nhận anh chị em gần gũi với mình trong những sinh hoạt hằng ngày.
Trong Phúc Âm, Giuse biết tiếp nhận ý Chúa “qua giấc mơ”, để rồi sau đó “tỉnh dậy” ông mau mắn đón Đức Maria nên bạn đường bạn đời của mình, cho dẫu hậu thế có kẻ điều ong tiếng ve xem ông như kẻ “vô tư”. Nhưng đó lại là bước đột phá của một tình yêu trong veo biết nhận ra rằng: Thiên Chúa đã ân cần trao thân cho mình qua mầu nhiệm Nhập Thể, thì mình cũng tín thác gửi phận mình trong mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa. Đó là hai chiều gặp gỡ của tình yêu Giáng Sinh.
Tóm lại, tình yêu trong veo là động lực khiến Chúa đến với con người và là nguồn lực thúc đẩy con người tiếp đón Chúa, để trong cuộc sống cụ thể trở thành nỗ lực của mọi tín hữu đón lễ Giáng Sinh. Trong khi còn chuẩn bị và chưa thực sự được tiếp đón Chúa, hãy bắt đầu bằng cách thực tập tiếp đón những hình ảnh sống động của Chúa là những người ta gặp hoặc những người gặp ta bằng một tình yêu trong veo luôn thăng tiến. “Nếu không gặp Ngài trong nghèo khổ, sẽ chẳng gặp Ngài giữa cao sang. Nếu không gặp Ngài ở dưới đất, sẽ chẳng gặp Ngài chốn Thiên Đàng” (thơ Xuân Ly Băng).
Đến đây, xin được khép lại những chia sẻ Mùa Vọng năm nay. Xin cám ơn Mùa Vọng đã đem đến những ý nghĩ đẹp màu. Xin cám ơn cộng đoàn đã vui lòng lắng nghe. Hy vọng những tâm tình chia sẻ cũng cung cấp chút ý tưởng giúp mỗi người hình thành được Máng Cỏ tâm hồn. Và cám ơn đứa cháu nhỏ đã tình cờ viết lộn chữ Mùa Vọng thành chữ “Màu Vọng” để có được bốn sắc màu chia sẻ nơi đây. Qua xanh đến tím gặp hồng, dìu ta đón Chúa với lòng trong veo.
nguồn : http://tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/.../muatrongveoduythong.htm
ĐGM Vũ Duy Thống
Trên chuyến xe xuôi miền lục tỉnh, người ta chuyển đến tôi một cuốn truyện cũ đã mất bìa để đọc cho quên đường dài. Truyện kể lại mối tình giữa một chàng trai là con sĩ quan học tập và một cô gái là con cán bộ chức quyền. Họ thương nhau và muốn kết hôn với nhau, nhưng khi công khai ý định ấy, họ đã gặp phải những lực cản từ hai phía gia đình. Đã có nhiều nghi ngờ từ phía cha chàng trai và cũng có lắm nghi ngại từ phía cha cô gái. Giải pháp phải chọn là chia xa đôi lứa.
Đành lòng làm thế, nhưng họ vẫn âm thầm chờ đợi nhau, cho đến khi cha chàng trai mãn hạn học tập về nhà và cha cô gái đã đến tuổi về hưu. Hai người cha có dịp gần gũi cảm thông làm chất keo thân ái cho tình yêu đôi trẻ có điều kiện gắn hàn. Kết truyện là đám cưới.
Truyện có hậu và có nét hấp dẫn riêng của thể loại, nhưng điều hấp dẫn hơn hết đối với tôi không phải là cốt truyện cho bằng chính tựa đề “Tình yêu trong veo”: trong veo giữa hai người cha biết xoá tan ngờ vực để thêm gần gũi; trong veo giữa hai bạn trẻ biết vượt qua thử thách để giữ vững tình yêu. Xin mượn tựa đề “Tình yêu trong veo” ấy để gọi tên Mùa Vọng là mùa trong veo một tình yêu.
1) Bằng tình yêu trong veo, Thiên Chúa trao thân cho con người.
Trong khi người Do Thái còn đang mải miết với một vì Chúa ở trên cao và dường như say sưa về một Đấng ở xa con người, đến nỗi trong quan hệ nguyện cầu, thay vì xin những biểu tỏ gần gũi để dễ dàng nắm bắt, họ lại chỉ dám xin một dấu lạ điềm thiêng mãi tận trời cao vượt quá tầm nhìn; và trong niềm mong chờ Đấng Cứu Thế, vốn là mạch sống hy vọng cho cả dân tộc, họ những tưởng nghĩ rằng Người sẽ đến, nhưng là đến trong cung cách của một vị Chúa oai phong lẫm liệt, cho muôn dân nếu không phải cúi đầu sợ hãi thì cũng phải bái phục tôn thờ. Có ngờ đâu, khi Chúa đến, Người lại chọn cho mình một cách đến rất khác lạ.
Người đến thật gần: trong thân phận của một con người để làm người giữa muôn người trần thế. Người đến thật thấp: thấp đến nỗi chọn cho mình cách sống của một người cùng khổ dưới đáy xã hội. Người yêu thương con người để sẵn sàng trao thân cho họ, chấp nhận phải điều đình, chấp nhận được cưu mang, chấp nhận được sinh hạ, chấp nhận được làm người: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14)
Phải chăng khi trao thân cho con người như thế, Thiên Chúa sẽ được thêm vinh quang? Phải chăng nếu không trao thân cho nhân loại, Thiên Chúa vẫn là Chúa, nhưng là một vị Chúa không được ai biết đến hay là một vị Chúa bị kết án phải cô đơn? Thưa không phải thế. Chính khi trao thân cho con người trong mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa không còn úp mở như trong thời Cựu Ước nữa, Người đã dứt khoát cho thấy mình là Đấng giải cứu con người và sẵn sàng làm hết cách để thực hiện bằng được chương trình của Người mà không đợi chờ mảy may vinh quang nào ngoài lợi ích cứu độ cho người trần gian. Để độ thế, Thiên Chúa đã nhập thể; để cứu người, Thiên Chúa đã làm người.
Chính hai Danh xưng được nêu lên trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã nói lên tất cả. Danh xưng Emmanuel khẳng định “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, Danh xưng Giêsu bộc lộ “Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ” (Mt 1,23-25). Nối kết hai Danh xưng ấy nơi Đấng Cứu Thế, ta sẽ thấy một tình yêu trong veo Thiên Chúa dành cho con người: Người là Thiên Chúa ở cùng ta để cho ta ơn cứu rỗi, và Người là Thiên Chúa cứu độ ta bằng cách ở cùng ta.
2) Bằng tình yêu trong veo, con người gửi phận cho Thiên Chúa.
Nếu bằng tình yêu trong veo cứu độ, Thiên Chúa trao thân cho con người, thì Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng cho thấy những nhân vật gần gũi với mầu nhiệm Giáng Sinh nhất là Đức Maria và thánh Giuse đã bằng tình yêu trong veo tự nhiên gửi phận mình cho Thiên Chúa.
Đối với Đức Maria, tình yêu trong veo đã rõ qua tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà Phụng Vụ hữu ý mừng kính ở đầu Mùa Vọng. Tình yêu ấy đã rõ trong việc Mẹ dâng mình vào Đền Thánh, nhưng tình yêu ấy còn rõ ràng hơn khi tiếp cận với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ngày Truyền Tin, mới gặp sứ thần, Đức Maria đã bối rối, thứ bối rối của một tình yêu trong sạch buổi đầu gặp gỡ. Rồi, lúc được đề xuất làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã băn khoăn, thứ băn khoăn của một tình yêu trong sáng muốn được giải thích đôi câu. Và chính lúc thưa “Xin vâng” (Lc 1,38) là cả một tình yêu trong veo như chưa bao giờ trong đến thế, Đức Maria đã gửi trọn phận mình vào tay Thiên Chúa, bất chấp đó là một mạo hiểm chết người: trinh nữ mà lại mang thai, phải ăn nói ra sao với thánh Giuse? Mới đính hôn thôi mà sắp thành mẹ, phải dàn xếp thế nào cho hợp luật pháp?
Còn thánh Giuse, con người lặng thầm nhất của Mùa Vọng, đã được đặt vào một tình huống khó xử đến độ ray rứt, nhất là trong những ngày trước lúc Đấng Cứu Thế giáng sinh như Phúc Âm hôm nay mô tả. Nhưng chính ở đây ông đã chứng minh bằng những nét đẹp kín đáo hào hùng về một tình yêu trong veo từ lâu đã dệt nên đời sống qua những lựa chọn xé lòng. Là người công chính, dù ghi nhận ít nhiều dấu hiệu chuyển biến nơi Đức Maria, ông cũng chẳng dám nghi ngờ mà chỉ một thoáng băn khoăn, để rồi định chọn cho mình giải pháp âm thầm rút lui. “Đào vi thượng sách” là giải pháp an toàn nhất. Nhưng chính lúc ấy, được tỏ nguồn cơn, ông đã tiếp nhận ý Chúa và tiếp đón Đức Maria về nhà mình bằng một tình yêu trong veo, mà người trần mắt thịt dẫu có bản lĩnh cách mấy cũng khó mà dám xâm mình mạo hiểm (Mt 1,24).
Nhìn như thế, tình yêu trong veo đã liên kết Đức Maria và thánh Giuse, để mái nhà chung sống không chỉ là nơi che nắng trú mưa cho qua ngày đoạn tháng, mà đã trở thành một mái ấm của những tấm lòng biết mở ra cưu mang Con Thiên Chúa và sẵn sàng để sinh Người ra cho dương thế, cho dẫu tình yêu trong veo ấy trên đường cứu độ như một bản trường ca sẽ không thiếu những quãng nghịch, mà việc khó xử hôm nay trong Phúc Âm mới chỉ là những nốt nhạc mở đầu.
3) Cũng bằng tình yêu trong veo, ta đón mừng lễ Giáng Sinh.
Hiểu như trên, Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng rõ ràng là một tình yêu hai chiều trao gửi: Thiên Chúa trao thân cho con người để con người biết gửi phận mình cho Thiên Chúa. Đồng thời cũng là Chúa Nhật trong veo của những tấm lòng biết gửi trao tấm lòng trong ơn cứu độ.
Trên nền tảng ấy, tình yêu trong veo đã trở nên tinh thần phải có để đón Chúa Giáng Sinh. Trong những ngày này, đi ra phố xá, đã nghe vang lên những bài ca Giáng Sinh quen thuộc; ngang qua nhà thờ, đã thấy trưng bày những bộ Noel với hang đá, cây thông, đèn sao đẹp mắt; và đi tới chỗ nào cũng thấy thấp thoáng Giáng Sinh với muôn màu lấp lánh. Nhưng có một màu được xem là không thể quên hay không bao giờ quên đối với mọi tín hữu mừng lễ Giáng Sinh, màu đó không ở trên áo quần giầy dép, môi mép tóc tai, hoa cài áo khoác, mà là ở trong tấm lòng kìa! Đó là màu trong veo của những tâm hồn trinh trong biết cưu mang ý Chúa và biết sinh hoa kết trái trong cuộc sống công minh chính trực của mình.
Nếu ngày xưa trong khúc hát quan họ Sion, câu xướng “Ai được lên Núi Chúa?” đã nhận được lời đáp “Chỉ những người thật thà ngay chính tay sạch lòng thanh mới được bước tới Thánh Cung” (Tv 23,3-4), thì hôm nay cũng thế, trong bài ca cuộc sống ai cũng nôn nao xôn xao ồn ào huyên náo tiếp cận lễ Giáng Sinh cả, kẻ tiếp thị, người tiếp tân; nhưng chỉ có những tấm lòng trinh trong mới xứng đáng trở nên Hang đá tiếp đón Chúa sinh vào. Chúa chỉ một lần đến sinh ra trên trần thế là đủ để cứu chuộc muôn người, nhưng giả như Người có đến sinh ra nhiều lần hơn nữa cũng vẫn thiếu, nếu lòng người chưa sẵn sàng một tình yêu trong veo mở ra đón nhận. Liệu ta hôm nay đã sẵn có một tâm hồn như thế trước lễ Giáng Sinh?
Hơn nữa, tình yêu trong veo cũng là tiếng nói cuối cùng của Mùa Vọng thúc đẩy ta đến với những người xung quanh. Không thể có Mùa Vọng đầy đủ nếu bỏ quên chiều kích tha nhân trong tình yêu của mình, và cũng chẳng tiếp đón Chúa cho đủ nếu từ chối tiếp nhận anh chị em gần gũi với mình trong những sinh hoạt hằng ngày.
Trong Phúc Âm, Giuse biết tiếp nhận ý Chúa “qua giấc mơ”, để rồi sau đó “tỉnh dậy” ông mau mắn đón Đức Maria nên bạn đường bạn đời của mình, cho dẫu hậu thế có kẻ điều ong tiếng ve xem ông như kẻ “vô tư”. Nhưng đó lại là bước đột phá của một tình yêu trong veo biết nhận ra rằng: Thiên Chúa đã ân cần trao thân cho mình qua mầu nhiệm Nhập Thể, thì mình cũng tín thác gửi phận mình trong mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa. Đó là hai chiều gặp gỡ của tình yêu Giáng Sinh.
Tóm lại, tình yêu trong veo là động lực khiến Chúa đến với con người và là nguồn lực thúc đẩy con người tiếp đón Chúa, để trong cuộc sống cụ thể trở thành nỗ lực của mọi tín hữu đón lễ Giáng Sinh. Trong khi còn chuẩn bị và chưa thực sự được tiếp đón Chúa, hãy bắt đầu bằng cách thực tập tiếp đón những hình ảnh sống động của Chúa là những người ta gặp hoặc những người gặp ta bằng một tình yêu trong veo luôn thăng tiến. “Nếu không gặp Ngài trong nghèo khổ, sẽ chẳng gặp Ngài giữa cao sang. Nếu không gặp Ngài ở dưới đất, sẽ chẳng gặp Ngài chốn Thiên Đàng” (thơ Xuân Ly Băng).
Đến đây, xin được khép lại những chia sẻ Mùa Vọng năm nay. Xin cám ơn Mùa Vọng đã đem đến những ý nghĩ đẹp màu. Xin cám ơn cộng đoàn đã vui lòng lắng nghe. Hy vọng những tâm tình chia sẻ cũng cung cấp chút ý tưởng giúp mỗi người hình thành được Máng Cỏ tâm hồn. Và cám ơn đứa cháu nhỏ đã tình cờ viết lộn chữ Mùa Vọng thành chữ “Màu Vọng” để có được bốn sắc màu chia sẻ nơi đây. Qua xanh đến tím gặp hồng, dìu ta đón Chúa với lòng trong veo.
nguồn : http://tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/.../muatrongveoduythong.htm
Hoàng- Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 57
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
may quá, nhớ đọc bài này coi như tui đã đi tỉnh tâm rồi ( mấy bửa trước mắc coi bóng đá VN nên không đi ). Chúc mừng nô eo ( Noel ) - Mùa trong veo.
Nguyen Van Trung- Tổng số bài gửi : 1413
Join date : 22/06/2010
Age : 57
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Cám ơn Tam Hoàng đã dẫn lòng anh em về với Chúa. Tạ ơn Chúa đã ban cho có thêm con chiên Trung nhà ta (Thanks to Diem)!
thanh- Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 58
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Năm nào cũng vậy, cứ đến thời gian này là đàn mình cũng trong veo theo mùa, chán thật! Quay qua quay lại, chỉ có Trung, Thanh, Mười với tớ là còn ráng nhảy nhót ti tí.
Mà không biết có phải do mùa mà vắng hay là bọn mình đã già hết rồi, không muốn bon chen chí chóe với nhau nữa? Thiệt là buồn qwúa đi!
Mà không biết có phải do mùa mà vắng hay là bọn mình đã già hết rồi, không muốn bon chen chí chóe với nhau nữa? Thiệt là buồn qwúa đi!
Hoàng- Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 57
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Đừng ..đừng 'bùn' (tiếng Quảng Nam) Hoàng ơi!
Đọc lại bài chia sẻ của Hoàng ở trên về Mùa Trong Veo thấy lòng lắng xuống, không muốn bon chen chí chóe nữa..!
Mình rất tâm đắc câu của Cha Xuân Ly Băng ở trên:
"Nếu không gặp Ngài trong nghèo khổ, sẽ chẳng gặp Ngài giữa cao sang. Nếu không gặp Ngài ở dưới đất, sẽ chẳng gặp Ngài chốn Thiên Đàng”
Tóm lại, hãy tìm gặp nhau khi còn ở trên trần thế này!
Đọc lại bài chia sẻ của Hoàng ở trên về Mùa Trong Veo thấy lòng lắng xuống, không muốn bon chen chí chóe nữa..!
Mình rất tâm đắc câu của Cha Xuân Ly Băng ở trên:
"Nếu không gặp Ngài trong nghèo khổ, sẽ chẳng gặp Ngài giữa cao sang. Nếu không gặp Ngài ở dưới đất, sẽ chẳng gặp Ngài chốn Thiên Đàng”
Tóm lại, hãy tìm gặp nhau khi còn ở trên trần thế này!
thanh- Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 58
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
.. Qua xanh đến tím gặp hồng
Dìu ta đón Chúa với lòng trong veo
Tấm lòng trong veo để đón Chúa là tốt, nhưng nếu chẳng máy có lợn cợn Chúa vẫn thương đến ở nếu như ta có lòng. Giáo Hội dành 4 tuần trong mùa vọng để chúng ta chuẩn bị , đừng ngại mở lòng bạn nhé.
Dìu ta đón Chúa với lòng trong veo
Tấm lòng trong veo để đón Chúa là tốt, nhưng nếu chẳng máy có lợn cợn Chúa vẫn thương đến ở nếu như ta có lòng. Giáo Hội dành 4 tuần trong mùa vọng để chúng ta chuẩn bị , đừng ngại mở lòng bạn nhé.
Huong- Tổng số bài gửi : 254
Join date : 30/07/2010
Age : 56
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Trong thang 11 nay, hay lam 1 viec bac Ai de cau xin Cho nguoi da mat
DO THAI HUNG- Tổng số bài gửi : 364
Join date : 19/08/2010
Age : 57
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Trong tâm tình Mùa Vọng, Hoàng xin chia sẻ với các bạn một bài viết rất hay của Trần Duy Nhiên...
Con lừa bên máng cỏ
Tôi là con lừa đi từ Nazareth tới. Tôi đã chở cô chủ đáng kính trên lưng tôi. Đêm hôm ấy, khi không còn chỗ trong quán trọ, hai vợ chồng trẻ đã dẫn tôi về chuồng bò.
Điều bực mình đầu tiên là trong chuồng bò có một… con bò. Tôi, một con lừa, mà lại đi ở chung với một con bò à! Các bạn biết không: Nhìn cái tướng của đám bò là tôi đã thấy ghét cay ghét đắng: trên đầu đội hai cái sừng nhọn hoắt, miệng mồm thì lúc nào nước mũi nước miếng cũng phều phào. Đấy là chưa kể tôi còn có mối hận riêng. Ông chủ cũ của tôi, trước khi bán tôi cho hai vợ chồng đáng quý này, đã từng rủa vào mặt tôi: “Con lừa này ngu như bò, bán quách cho xong.”
Đấy, thế đấy, vậy mà đêm nay tôi phải hạ mình ở chung với một con bò. Nhưng khi thấy người chủ của tôi kéo rơm ra làm chỗ nghỉ thì tôi chột dạ: Họ là những con người mà vẫn ở được với bò, vậy sao tôi lại không? Vì thế, tôi cũng tìm một góc để ngủ, và tránh xa con bò đang đưa cặp mắt ếch… xin lỗi… cặp mắt bò nhìn chúng tôi mà không một lời chào hỏi. Nếu không dằn lòng thì tôi đã mắng cho một câu: “Đồ ngu như bò.”
Nghĩ như thế, nhưng mệt quá tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khuya hôm đó tôi chợt thức giấc một cách bất thường. Nhìn về phía máng cỏ thấy cô chủ của tôi mệt mỏi nhưng đang âu yếm nhìn chăm chú vào bên trong. Bên cạnh, con bò đang lúc lắc cặp sừng. Tôi vội chạy đến để bảo vệ chủ. Nhưng khi đến gần, tôi thấy một hài nhi nằm trong máng cỏ. Tôi không biết ai đã đem hài nhi xinh đẹp này đến, vì lúc đầu chỉ có hai người thôi mà. Nhưng mà thôi, suy nghĩ làm gì cho mệt đầu. Tôi vẫn âm thầm mang cái mặc cảm “ngu như bò.”
Thì ra con bò không có ý hại chủ tôi, nó lắc lư cặp sừng để xua đuổi mấy con ruồi đang quấy phá giấc ngủ của hài nhi. Tôi ngạc nhiên quá, chỉ biết đến nằm phủ phục bên máng cỏ mà không biết phải làm gì. Con bò lợi dụng tình thế đến bên cạnh tôi. Có bực mình không chứ? Nếu không sợ hài nhi thức giấc thì chắc tôi đã tỏ thái độ. Thế mà không biết thân, nó còn ra mặt dạy đời:
- Hài nhi sắp thức giấc, chúng ta không nên đến quá gần.
Tôi bực mình: – Chúng ta có phải là quái vật đâu?
- Nhưng mà mặt chúng ta không giống mặt cha mẹ hài nhi, hài nhi sẽ sợ đấy.
- Máng cỏ kìa, chuồng bò kìa, có giống mặt cha mẹ hài nhi đâu, nhưng hài nhi nào có sợ?”
Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
- Thật là đau đớn khi không thể đến gần một người mình thương, chỉ vì mình có cái tướng dữ dằn. Phải chú ý để khỏi gây thương tích… Mặc dù, bạn biết đó, bản chất tôi không bao giờ muốn làm hại ai, nhưng biết làm sao được, tôi đi đến đâu thì cũng phải mang theo cặp sừng.
Tôi bỗng thấy hơi tội nghiệp nó, nhưng không làm sao ngăn được lời mỉa mai:
- Đúng đấy! bạn không nên đến gần, cặp sừng của bạn sẽ đâm vào hài nhi đấy. Còn tôi, tôi sẽ ngoe nguẩy đôi tai, và hài nhi sẽ thích thú… Vả lại, bạn có thể nhiễu nước miếng vào mặt hài nhi. À, tôi không hiểu tại sao khi bạn sung sướng, thì mồm của bạn lại trều trào nước miếng một cách… thiếu vệ sinh như vậy?
Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
- Này hài nhi đáng kính, xin đừng xua đuổi tôi. Cậu hiểu cho rằng cặp sừng này chẳng qua là một hình thức trang trí. Tôi phải thưa với cậu rằng tôi chưa bao giờ sử dụng chúng. Cậu hãy cho tôi một tí ánh sáng để tôi biết mình phải làm gì. Bởi vì tôi sung sướng quá, bởi vì tôi mang ơn cậu nhiều quá. Làm sao tôi có thể tạ ơn cậu vì đã cho tôi ở gần cậu như thế này, đã được sống thân mật giữa các thiên thần và các vì sao.
Nghe nó nói, tôi hơi xúc động, nhưng để tỏ ra cứng đầu đúng với bản chất của mình, tôi rầy:
- Im đi, bạn làm gì mà rên rỉ vậy. Bạn không thấy là bạn đang phá giấc ngủ của hài nhi với những lời lải nhải của bạn sao?
Đáp lại, nó nói lên một câu thật dễ thương:
- Bạn có lý… cần phải biết im lặng khi cần thiết, dù mình có thấy một hạnh phúc to lớn đến độ không biết phải cất giấu nơi đâu.
Ngày qua ngày, càng ở gần hài nhi, tôi lại thấy bò càng dễ mến. Nhất là những lúc bò đến cuốn hết ruồi muỗi để chịu chúng đốt thay cho hài nhi, nhờ vậy mà hài nhi được yên lành trong giấc ngủ. Tôi vẫn chưa nói được một lời nhẹ nhàng nào với bò, nhưng đã cảm thấy gần gũi hơn trước nhiều… Bỗng một đêm kia, chủ tôi thức giấc, gọi vợ mình và nói: “Hãy sang Ai-cập vì Hêrôđê muốn giết hài nhi.”
Trong khi ông đặt tấm khăn lên lưng tôi, thì bò đưa mắt nhìn ngơ ngác. Cô chủ dịu dàng đến nói với bò: “Thôi, bò ở lại nhé, cám ơn bò vì những ngày qua đã sưởi ấm hài nhi!” Bò không nói gì cả, chỉ lảo đảo quay đi nằm xuống một góc làm như đôi chân quá yếu không còn sức để chịu nổi thân mình… Khi tôi đưa mẹ con hài nhi ra đi, chủ tôi muốn nói gì với bò, nhưng bò đã ngủ. Không! bò không ngủ, tôi biết rằng bò còn thức. Trước khi quay đi, tôi đã thấy một giọt nước mắt tràn ra khỏi đôi mi khép kín của bò. Bò giả vờ ngủ để khỏi bịn rịn lúc chia tay!
Và suốt trên hành trình đi qua Ai-Cập, mặc dù tôi được vinh dự chuyên chở hài nhi, tôi vẫn không được hoàn toàn hạnh phúc vì tôi chưa nói cho bò hiểu rằng bò rất dễ mến. Vả lại, dù tôi muốn nói lên điều đó, tôi cũng không biết nói thế nào cho gãy gọn, vì tôi vốn dĩ ‘ngu như…lừa.’
Vì thế hôm nay, tôi muốn nhờ các bạn điều này: hôm nào đi thăm máng cỏ thì hãy nói với bò hộ tôi rằng: “Ơn lớn nhất chúng tôi đã nhận được từ hài nhi là chúng tôi thương yêu nhau.”
Các bạn tin tôi đi. Các bạn hãy hết lòng đến với hài nhi, rồi các bạn cũng sẽ nói như tôi: “Bò mới trông thì thế đấy… nhưng bên trong thì thật dễ thương”.
Con lừa bên máng cỏ
Tôi là con lừa đi từ Nazareth tới. Tôi đã chở cô chủ đáng kính trên lưng tôi. Đêm hôm ấy, khi không còn chỗ trong quán trọ, hai vợ chồng trẻ đã dẫn tôi về chuồng bò.
Điều bực mình đầu tiên là trong chuồng bò có một… con bò. Tôi, một con lừa, mà lại đi ở chung với một con bò à! Các bạn biết không: Nhìn cái tướng của đám bò là tôi đã thấy ghét cay ghét đắng: trên đầu đội hai cái sừng nhọn hoắt, miệng mồm thì lúc nào nước mũi nước miếng cũng phều phào. Đấy là chưa kể tôi còn có mối hận riêng. Ông chủ cũ của tôi, trước khi bán tôi cho hai vợ chồng đáng quý này, đã từng rủa vào mặt tôi: “Con lừa này ngu như bò, bán quách cho xong.”
Đấy, thế đấy, vậy mà đêm nay tôi phải hạ mình ở chung với một con bò. Nhưng khi thấy người chủ của tôi kéo rơm ra làm chỗ nghỉ thì tôi chột dạ: Họ là những con người mà vẫn ở được với bò, vậy sao tôi lại không? Vì thế, tôi cũng tìm một góc để ngủ, và tránh xa con bò đang đưa cặp mắt ếch… xin lỗi… cặp mắt bò nhìn chúng tôi mà không một lời chào hỏi. Nếu không dằn lòng thì tôi đã mắng cho một câu: “Đồ ngu như bò.”
Nghĩ như thế, nhưng mệt quá tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khuya hôm đó tôi chợt thức giấc một cách bất thường. Nhìn về phía máng cỏ thấy cô chủ của tôi mệt mỏi nhưng đang âu yếm nhìn chăm chú vào bên trong. Bên cạnh, con bò đang lúc lắc cặp sừng. Tôi vội chạy đến để bảo vệ chủ. Nhưng khi đến gần, tôi thấy một hài nhi nằm trong máng cỏ. Tôi không biết ai đã đem hài nhi xinh đẹp này đến, vì lúc đầu chỉ có hai người thôi mà. Nhưng mà thôi, suy nghĩ làm gì cho mệt đầu. Tôi vẫn âm thầm mang cái mặc cảm “ngu như bò.”
Thì ra con bò không có ý hại chủ tôi, nó lắc lư cặp sừng để xua đuổi mấy con ruồi đang quấy phá giấc ngủ của hài nhi. Tôi ngạc nhiên quá, chỉ biết đến nằm phủ phục bên máng cỏ mà không biết phải làm gì. Con bò lợi dụng tình thế đến bên cạnh tôi. Có bực mình không chứ? Nếu không sợ hài nhi thức giấc thì chắc tôi đã tỏ thái độ. Thế mà không biết thân, nó còn ra mặt dạy đời:
- Hài nhi sắp thức giấc, chúng ta không nên đến quá gần.
Tôi bực mình: – Chúng ta có phải là quái vật đâu?
- Nhưng mà mặt chúng ta không giống mặt cha mẹ hài nhi, hài nhi sẽ sợ đấy.
- Máng cỏ kìa, chuồng bò kìa, có giống mặt cha mẹ hài nhi đâu, nhưng hài nhi nào có sợ?”
Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
- Thật là đau đớn khi không thể đến gần một người mình thương, chỉ vì mình có cái tướng dữ dằn. Phải chú ý để khỏi gây thương tích… Mặc dù, bạn biết đó, bản chất tôi không bao giờ muốn làm hại ai, nhưng biết làm sao được, tôi đi đến đâu thì cũng phải mang theo cặp sừng.
Tôi bỗng thấy hơi tội nghiệp nó, nhưng không làm sao ngăn được lời mỉa mai:
- Đúng đấy! bạn không nên đến gần, cặp sừng của bạn sẽ đâm vào hài nhi đấy. Còn tôi, tôi sẽ ngoe nguẩy đôi tai, và hài nhi sẽ thích thú… Vả lại, bạn có thể nhiễu nước miếng vào mặt hài nhi. À, tôi không hiểu tại sao khi bạn sung sướng, thì mồm của bạn lại trều trào nước miếng một cách… thiếu vệ sinh như vậy?
Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
- Này hài nhi đáng kính, xin đừng xua đuổi tôi. Cậu hiểu cho rằng cặp sừng này chẳng qua là một hình thức trang trí. Tôi phải thưa với cậu rằng tôi chưa bao giờ sử dụng chúng. Cậu hãy cho tôi một tí ánh sáng để tôi biết mình phải làm gì. Bởi vì tôi sung sướng quá, bởi vì tôi mang ơn cậu nhiều quá. Làm sao tôi có thể tạ ơn cậu vì đã cho tôi ở gần cậu như thế này, đã được sống thân mật giữa các thiên thần và các vì sao.
Nghe nó nói, tôi hơi xúc động, nhưng để tỏ ra cứng đầu đúng với bản chất của mình, tôi rầy:
- Im đi, bạn làm gì mà rên rỉ vậy. Bạn không thấy là bạn đang phá giấc ngủ của hài nhi với những lời lải nhải của bạn sao?
Đáp lại, nó nói lên một câu thật dễ thương:
- Bạn có lý… cần phải biết im lặng khi cần thiết, dù mình có thấy một hạnh phúc to lớn đến độ không biết phải cất giấu nơi đâu.
Ngày qua ngày, càng ở gần hài nhi, tôi lại thấy bò càng dễ mến. Nhất là những lúc bò đến cuốn hết ruồi muỗi để chịu chúng đốt thay cho hài nhi, nhờ vậy mà hài nhi được yên lành trong giấc ngủ. Tôi vẫn chưa nói được một lời nhẹ nhàng nào với bò, nhưng đã cảm thấy gần gũi hơn trước nhiều… Bỗng một đêm kia, chủ tôi thức giấc, gọi vợ mình và nói: “Hãy sang Ai-cập vì Hêrôđê muốn giết hài nhi.”
Trong khi ông đặt tấm khăn lên lưng tôi, thì bò đưa mắt nhìn ngơ ngác. Cô chủ dịu dàng đến nói với bò: “Thôi, bò ở lại nhé, cám ơn bò vì những ngày qua đã sưởi ấm hài nhi!” Bò không nói gì cả, chỉ lảo đảo quay đi nằm xuống một góc làm như đôi chân quá yếu không còn sức để chịu nổi thân mình… Khi tôi đưa mẹ con hài nhi ra đi, chủ tôi muốn nói gì với bò, nhưng bò đã ngủ. Không! bò không ngủ, tôi biết rằng bò còn thức. Trước khi quay đi, tôi đã thấy một giọt nước mắt tràn ra khỏi đôi mi khép kín của bò. Bò giả vờ ngủ để khỏi bịn rịn lúc chia tay!
Và suốt trên hành trình đi qua Ai-Cập, mặc dù tôi được vinh dự chuyên chở hài nhi, tôi vẫn không được hoàn toàn hạnh phúc vì tôi chưa nói cho bò hiểu rằng bò rất dễ mến. Vả lại, dù tôi muốn nói lên điều đó, tôi cũng không biết nói thế nào cho gãy gọn, vì tôi vốn dĩ ‘ngu như…lừa.’
Vì thế hôm nay, tôi muốn nhờ các bạn điều này: hôm nào đi thăm máng cỏ thì hãy nói với bò hộ tôi rằng: “Ơn lớn nhất chúng tôi đã nhận được từ hài nhi là chúng tôi thương yêu nhau.”
Các bạn tin tôi đi. Các bạn hãy hết lòng đến với hài nhi, rồi các bạn cũng sẽ nói như tôi: “Bò mới trông thì thế đấy… nhưng bên trong thì thật dễ thương”.
Hoàng- Tổng số bài gửi : 1431
Join date : 22/06/2010
Age : 57
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
Cảm ơn Hoàng. Bài viết rất hay và có ý nghĩa.
Cuộc sông quá ngắn ngủi. Đừng ghét bỏ ai làm gì.
Cuộc sông quá ngắn ngủi. Đừng ghét bỏ ai làm gì.
Huong- Tổng số bài gửi : 254
Join date : 30/07/2010
Age : 56
Re: Mùa Trong Veo (Catholic)
NƯỚC MẮT & HẠNH PHÚC - vào tập.
Nước mắt và hạnh phúc là một thứ ngôn ngữ của nguyện cầu. Trong nước mắt đắng cay có lời nguyện thống khổ. Với hạnh phúc, có lời nguyện vui mừng. Nước mắt ăn năn là lời thầm của dòng kinh xám hối.
Nước mắt & hạnh phúc cũng là ngôn ngữ của niềm tin. Nhiều lúc phải khóc để xin một ân sủng. Có khi ân sủng chỉ được ban tặng khi có nước mắt. Khóc là lời mời gọi vào niềm tin,và niềm tin, nhiều khi đòi có mặt của tiếng khóc. Hạnh phúc cũng thế, không có hạnh phúc nào khuất bóng của niềm tin. Tin Chúa là Cha. Tin người là bạn. Tin cuộc đời có ý nghĩa.
Nói đến niềm tin, đến lời cầu nguyện là nói đến một thế giới phổ quát. Ai cũng có niềm tin,. Ai cũng cầu nguyện. Nước mắt và Hạnh phúc cũng vậy. Hạnh phúc chẳng của riêng ai. Nước mắt cũng mãi mãi là của chung, ai cũng có thể khóc. Nhưng trong thế giới phổ quát ấy, niềm tin, lời nguyện, cũng như nước mắt & hạnh phúc lại là một cõi lòng riêng tư.
Niềm tin đối với Chúa, lời cầu nguyện dâng lên Ngài, đây là mối liên hệ rất riêng biệt của một cá nhân với Chúa mà thôi.. Trong mối liên hệ với Chúa, mỗi người đều có những thao thức biệt lập, suy tư cá thể. Vì thế, NƯỚC MẮT VÀ HẠNH PHÚC, lời phiên dịch mối liên hệ ấy cũng rất riêng tư. Bởi vậy, những gì tôi viết ở đây chỉ là những suy tư và ưu tư cho riêng mình : cảm tạ cho ân tình đã lãnh nhận, lo âu con đường mình phải đi, băn khoăn về yếu đuối, tìm kiếm những thiếu thốn trong cuộc sống thiêng liêng, tin tưởng vào lòng nhân từ của Người gọi.
Chỉ có một người gọi là Chúa, một Phép Rửa là ngõ vào, một Giáo Hội là lối sống, một Phục Sinh là niềm tin, thì dù suy tư và ưu tư của mỗi người có rất khác, rất riêng tư, nước mắt & hạnh phúc của mỗi người có riêng tư khác biệt cũng vẫn là gần gũi, có thể chia sẻ được với nhau. Tôi tin rằng cuộc sống đức tin của người khác giúp tôi sống đức tin của mình. Tôi cũng tin rằng con đường về Nhà Cha không phải là con đường cô đơn, vắng vẻ. Chúa muốn tôi đi chung với mọi người. Như thế, NƯỚC MẮT VÀ HẠNH PHÚC dù chỉ là những suy tư và ưu tư của riêng mình cũng có thể là lời gọi gởi tới người bên cạnh để xin cùng được hành trình trên con đường ấy : Đường về với Chúa.
Nguyễn Tầm Thường.
Kỷ niệm Thu Phong Linh Mục
Denver, 10/06/k1989.
[size=57] [/size]
Nước mắt và hạnh phúc là một thứ ngôn ngữ của nguyện cầu. Trong nước mắt đắng cay có lời nguyện thống khổ. Với hạnh phúc, có lời nguyện vui mừng. Nước mắt ăn năn là lời thầm của dòng kinh xám hối.
Nước mắt & hạnh phúc cũng là ngôn ngữ của niềm tin. Nhiều lúc phải khóc để xin một ân sủng. Có khi ân sủng chỉ được ban tặng khi có nước mắt. Khóc là lời mời gọi vào niềm tin,và niềm tin, nhiều khi đòi có mặt của tiếng khóc. Hạnh phúc cũng thế, không có hạnh phúc nào khuất bóng của niềm tin. Tin Chúa là Cha. Tin người là bạn. Tin cuộc đời có ý nghĩa.
Nói đến niềm tin, đến lời cầu nguyện là nói đến một thế giới phổ quát. Ai cũng có niềm tin,. Ai cũng cầu nguyện. Nước mắt và Hạnh phúc cũng vậy. Hạnh phúc chẳng của riêng ai. Nước mắt cũng mãi mãi là của chung, ai cũng có thể khóc. Nhưng trong thế giới phổ quát ấy, niềm tin, lời nguyện, cũng như nước mắt & hạnh phúc lại là một cõi lòng riêng tư.
Niềm tin đối với Chúa, lời cầu nguyện dâng lên Ngài, đây là mối liên hệ rất riêng biệt của một cá nhân với Chúa mà thôi.. Trong mối liên hệ với Chúa, mỗi người đều có những thao thức biệt lập, suy tư cá thể. Vì thế, NƯỚC MẮT VÀ HẠNH PHÚC, lời phiên dịch mối liên hệ ấy cũng rất riêng tư. Bởi vậy, những gì tôi viết ở đây chỉ là những suy tư và ưu tư cho riêng mình : cảm tạ cho ân tình đã lãnh nhận, lo âu con đường mình phải đi, băn khoăn về yếu đuối, tìm kiếm những thiếu thốn trong cuộc sống thiêng liêng, tin tưởng vào lòng nhân từ của Người gọi.
Chỉ có một người gọi là Chúa, một Phép Rửa là ngõ vào, một Giáo Hội là lối sống, một Phục Sinh là niềm tin, thì dù suy tư và ưu tư của mỗi người có rất khác, rất riêng tư, nước mắt & hạnh phúc của mỗi người có riêng tư khác biệt cũng vẫn là gần gũi, có thể chia sẻ được với nhau. Tôi tin rằng cuộc sống đức tin của người khác giúp tôi sống đức tin của mình. Tôi cũng tin rằng con đường về Nhà Cha không phải là con đường cô đơn, vắng vẻ. Chúa muốn tôi đi chung với mọi người. Như thế, NƯỚC MẮT VÀ HẠNH PHÚC dù chỉ là những suy tư và ưu tư của riêng mình cũng có thể là lời gọi gởi tới người bên cạnh để xin cùng được hành trình trên con đường ấy : Đường về với Chúa.
Nguyễn Tầm Thường.
Kỷ niệm Thu Phong Linh Mục
Denver, 10/06/k1989.
[size=57] [/size]
Huong- Tổng số bài gửi : 254
Join date : 30/07/2010
Age : 56
Similar topics
» THÔNG BÁO
» Phụ nữ trong cuộc sống
» “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá…” - (Dân trí)
» NHẬT KÝ TƯƠNG LAI 12A1
» ĐÁM TANG MẸ TRỌNG HƯNG
» Phụ nữ trong cuộc sống
» “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá…” - (Dân trí)
» NHẬT KÝ TƯƠNG LAI 12A1
» ĐÁM TANG MẸ TRỌNG HƯNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|