Diễn đàn 12A1 Nguyễn Trung Trực
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI:

Go down

NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI: Empty NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI:

Bài gửi by thanh Fri Jan 18, 2013 8:43 am

NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI

Quan sát mọi sự trong cũng như ngoài mình – và khi có
sự gì xảy ra
với mình, hãy nhìn nó như thể nó đang xảy ra với một
ai khác, không nhận định, không phê phán, không phản ứng, không cản trở, không
cố gắng thay đổi – mà chỉ nhận thấy rằng mình đang dần dần bứt ra khỏi
cái “ tôi ”. Thánh Têrêxa Avila cho biết vào giai đoạn cuối đời ngài, Thiên
Chúa đã ban cho ngài một ơn phi thường. Dĩ nhiên ngài không diễn tả bằng ngôn
ngữ hiện đại của chúng ta, nhưng chung qui đó là ơn làm cho ngài bứt ra được
khỏi chính ngài. Một người nào đó bị ung thư mà tôi không quen không biết,
chuyện đó sẽ không ảnh hưởng gì đến tôi. Nhưng nếu tôi có tình nghĩa và mẫn
cảm, hẳn tôi sẽ giúp đỡ, nhưng tôi không xúc cảm. Nếu bạn chuẩn bị đi thi,
chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi có thể bình thản triết lý với bạn : “
Này bạn, càng lo lắng nhiều, kỳ thi của bạn càng tệ hại hơn. Bạn nên nghỉ
xả hơi cho khỏe thay vì cặm cụi học miết ”. Nhưng khi đến lượt tôi chuẩn bị đi
thi, thì… khác, phải không ? Sở dĩ thế bởi vì tôi đồng hóa mình với cái “ tôi ”
- đối tượng, với gia đình, tổ quốc, của cải, thân xác mình. Sự việc sẽ ra sao
nếu tôi được Thiên Chúa ban ơn cho để không xem những thứ ấy là của mình ? Tôi
sẽ không bị ràng buộc, không bị đồng hóa. Ðấy chính là ý nghĩa của việc đánh
mất chính mình, từ chối chính mình, chết đi với con người mình vậy.

NHỮNG NHÃN HIỆU
Ðiều quan trọng không phải là tìm biết cái “ tôi
” là ai hay là gì. Công dã tràng ! Không có ngôn từ nào chuyên chở được nó đâu.
Ðiều quan trọng là giũ bỏ những nhãn hiệu. Như các thiền sư Nhật Bản vẫn nói :
“ Ðừng tìm kiếm chân lý; chỉ cần lột bỏ những quan niệm của mình ”. Vâng, bạn
hãy vứt bỏ các lý thuyết của bạn, đừng tìm kiếm chân lý. Chân lý không phải là
cái để bạn lục tìm. Một khi bạn thôi ngoan cố, bạn sẽ hiểu. Vấn đề ở đây cũng
thế. Nếu bạn dứt bỏ những nhãn hiệu của bạn, bạn sẽ hiểu. Nhãn hiệu tôi nói đây
là gì ? Là bất cứ nhãn hiệu nào bạn có thể quan niệm, có lẽ chỉ trừ nhãn hiệu
con người. Tôi là một con người. Thế là đủ; đừng nhiều lời đâm ra lôi thôi. Nếu
bạn tuyên bố : “ Tôi thành công ”, thì đó là một tuyên bố khùng. Thành công
không phải là một phần của cái “ tôi ”. Thành công là bèo mây, nó đến rồi đi;
nay nó có đấy nhưng mai nó không còn. Nó không phải là “ tôi ”. Bạn tuyên bố :
“ Tôi là một người thành công ” ư ? Bạn lầm rồi; bạn đang chìm ngập trong tối
tăm đấy. Vì bạn đồng hóa mình với thành công. Cũng vậy khi bạn nói : “ Tôi là
một người thất bại, một luật sư, một thương gia v.v… ”. Bạn thừa biết chuyện gì
sẽ xảy ra khi bạn đồng hóa chính mình với những thứ đó. Bạn sẽ bám chặt vào
chúng, bạn sẽ lo sợ chúng tan vỡ - và đó là cửa ngõ rước đau khổ vào. Vì thế mà
trước đây tôi có nói với bạn : “ Nếu bạn đau khổ, ấy là bạn đang ngủ mê ”. Bạn
có muốn biết một dấu hiệu cho thấy bạn đang ngủ mê không ? Dấu hiệu đây: bạn
đau khổ. Ðau khổ là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn chưa tiếp cận được với chân lý.
Ðau khổ được ban cho bạn là để bạn có thể mở mắt ra đón nhận chân lý, là để bạn
hiểu rằng có sự trục trặc ở đâu đó – cũng như sự đau đớn thể lý được ban cho
bạn để bạn hiểu rằng có bệnh tật hay ốm đau ở một nơi nào đó. Ðau khổ là dấu
hiệu chỉ cho thấy có sự trục trặc. Ðau khổ xảy ra khi bạn cưỡng chống lại thực
tại. Một khi các ảo tưởng của bạn chống lại thực tế, một khi bạn lấy sự sai
trái của mình đối đầu với chân lý – tức thì bạn đau khổ. Nếu không vậy thì sẽ
không có đau khổ.


NHỮNG RÀO CẢN CỦA HẠNH PHÚC

Ðiều tôi sắp nói với bạn đây nghe có vẻ hơi quan trọng
hóa, nhưng là sự thật. Rất có thể đây sẽ là những giây phút quan trọng
nhất trong đời bạn. Nếu bạn nắm được điều này, bạn sẽ chạm được bí mật của việc
thức tỉnh. Bạn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Bạn sẽ không bao giờ còn phải khốn khổ
nữa. Không có gì có thể làm bạn đau khổ. Vâng, không có gì thật đấy. Cũng như
bạn tung sơn đen vào không khí, không khí vẫn không bị nhơ bẩn. Bạn không bao
giờ bôi đen được không khí. Cũng vậy, mặc cho bất cứ điều gì xảy ra, bạn vẫn
không bị ô nhiễm. Bạn vẫn bình an. Có nhiều người đã đạt được điều này – điều
mà tôi gọi là “ người ”. Ðây không phải là một cái gì vô nghĩa kiểu như một con
rối, bị giật kéo tứ tung, để cho những biến cố và những người khác lèo lái cảm
nghĩ của mình. Bạn gọi tình trạng ấy là nhược điểm ? Tôi muốn gọi đó là một con
rối hơn. Bạn có muốn làm một con rối không ? Ấn một cái nút, bạn cúi xuống,
thích chứ ? Ngược lại nếu bạn không đồng hóa mình với bất cứ nhãn hiệu nào,
phần lớn những âu lo của bạn sẽ biến mất.

Chúng ta cũng sẽ đề cập đến nỗi lo sợ bệnh hoạn
và sợ chết, nhưng thường thì bạn lo lắng về những sự cố có thể xảy đến cho sự
nghiệp mình. Một thương gia cỡ nhỏ đang ngồi nhắp bia tại một quán rượu, ông ta
chậc lưỡi : "Chà, đám bạn cùng lớp mình. Chúng nó làm ăn giỏi thật
”. Ðiên khùng ! Ðọc thấy tên người ta trên báo, ông bảo, vậy là người ta giỏi.
Bạn bè ông, kẻ thì làm giám đốc công ty, người thì làm chánh án, kẻ khác nữa
thì làm này làm nọ - và ông bảo đó là giỏi. Ôi, chỉ toàn một lũ khỉ thôi !

Ai đặt chuẩn mực cho thành công ? Chính cái xã
hội ngu xuẩn này. Bận tâm chính của xã hội là giữ sao cho xã hội ốm yếu mãi. Ðó
là điều mà bạn cần nhận ra càng sớm càng tốt. Xã hội này bệnh hoạn, người ta
hóa điên, hóa khùng. Bạn được làm giám đốc của một trại điên và bạn vinh vang
về điều đó, dù điều đó chẳng là cái quái gì. Làm chủ tịch một công ty và thành
công trong cuộc đời, hai điều đó có ăn nhằm gì với nhau đâu. Có được tiền rừng
bạc bể và thành công trong cuộc đời, hai điều đó có ăn nhằm gì với nhau đâu.
Bạn chỉ thành công trong cuộc đời khi bạn thức tỉnh ! Bấy giờ, bạn không còn
phải xin lỗi ai; bạn không còn phải phân trần giải thích với ai về bất cứ điều
gì; bạn không còn phải phi bác những điều người ta nghĩ hay nói về bạn. Bạn
không lo lắng; bạn hạnh phúc. Tôi cho đó mới là thành công. Có một nghề nghiệp
ngon lành, có được tên tuổi hoặc có danh thơm tiếng tốt thảy đều không có chút
can hệ chi tới hạnh phúc hay thành công. Hoàn toàn chẳng dính dáng gì. Tất cả
nỗi lo của người ta chỉ luẩn quẩn ở chỗ con cái nghĩ gì về mình, láng giềng
nghĩ gì về mình, vợ mình nghĩ gì về mình. Người ta chỉ bận tâm đến cái tên
tuổi. Xã hội và văn hóa của chúng ta không ngừng khắc họa trong đầu óc chúng ta
điều đó. Ông ấy, bà ấy thật tài ! Tài gì ? Tài làm những con lừa, tài biến mình
thành những con lừa. Bởi vì họ vắt cạn năng lực của mình để thu vén những thứ
rác rưởi. Họ bồn chồn hoang mang; họ là những con rối y như mọi con rối khác.
Hãy xem họ đi vất vưởng qua sân khấu. Hãy xem họ lúng túng biết bao khi lỡ có
một vết hoen trên áo họ. Bạn gọi đấy là thành công ư ? Họ bị kiểm soát, bị chi
phối quá sức. Họ là những con người bất hạnh, khốn nạn. Họ không thưởng thức
được cuộc sống. Họ thường xuyên căng thẳng và ưu phiền. Bạn bảo vậy là người đó
ư ? Và bạn có biết đầu dây mối nhợ của cớ sự ấy là ở đâu không ? Chỉ vì một lý
do duy nhất : Họ tự đồng hóa mình với nhãn hiệu nào đó. Họ đồng hóa cái “ tôi ”
với tiền bạc, công việc hay sự nghiệp. Sai lầm của họ là ở đấy.

Bạn đã từng nghe câu chuyện về người luật sư nọ nhận
hóa đơn đòi tiền của một người thợ sửa ống nước chưa ? Người luật sư bảo : “
Này, anh bạn đòi đến hai trăm đô la cho một giờ đấy ư ? Làm luật sư như tôi
cũng không kiếm được khá như thế đâu ”. Người thợ sửa ống nước trả lời : “ Tôi
cũng vậy; hồi tôi còn hành nghề luật sư, tôi cũng không kiếm được khá nhiều
tiền như bây giờ ”. Bạn có thể làm một thợ ống nước, một luật sư, thương gia
hay linh mục… nhưng tất cả những điều ấy không ăn thua gì đến bản chất của cái
“ tôi ”. Nghề nghiệp không chi phối được người ta. Nếu ngày mai đây tôi
chuyển qua một nghề khác thì điều đó cũng như là tôi thay áo thay quần
thôi. Còn tôi thì vẫn là tôi. Bạn có phải là quần áo của bạn không
? Bạn là
tên tuổi của bạn ? Bạn là nghề nghiệp của bạn ? Bạn hãy chấm dứt đừng tự đồng
hóa mình với những thứ đó nữa. Bởi chúng đến rồi đi…

Một khi bạn thực sự nhận ra được điều này, sẽ không
còn lời ra tiếng vào nào lũng đoạn được bạn. Bạn ung dung trước mọi khen chê.
Ví phỏng có người bảo : “ Ông là một tay cừ ”. Anh ta đang nói về cái gì thế ?
Về cái “ tôi ”- đối tượng, không phải cái “ tôi ”- chủ thể. Cái “ tôi ”- chủ
thể không cừ cũng chẳng hèn, không thành công cũng không thất bại. Nó không là
nhãn hiệu nào trong những nhãn hiệu này. Bởi những nhãn hiệu này chỉ có tính
cách nhất thời – và chúng tùy thuộc vào sự điều kiện hóa của con người cụ thể
đang nói với bạn ở đây và lúc nầy. Nó chẳng dính dáng gì đến cái “ tôi ” – chủ
thể cả. Cái “ tôi ” – chủ thể không thuộc về bất cứ nhãn hiệu nào trong những
nhãn hiệu ấy. Cái “ tôi ” – đối tượng thường ích kỷ, ngu đần, ấu trĩ, thường là
một con lừa khổng lồ. Vì thế khi bạn bảo tôi : “ Ông là một con lừa
”, tôi sẽ bảo : “ Khổ quá, biết rồi, nói mãi ! ”. Bạn chờ mong gì nơi cái ngã
bị hạn định ấy ? Thật xưa như trái đất. Vậy sao bạn còn đồng hóa mình với cái
ngã ấy ? Rõ ngốc ! Nó không phải là cái “ tôi ” – chủ thể đâu, nó chỉ là cái “
tôi ” - đối tượng.
Bạn muốn hạnh phúc không ? hạnh phúc triền miên thì
không do tạo ra. Hạnh phúc thật vốn sẵn có. Bạn không thể làm cho tôi hạnh phúc
được. Vì bạn không phải là hạnh phúc của tôi. Bạn hỏi một người đã thức tỉnh :
“ Vì sao ông hạnh phúc ”, người ấy sẽ trả lời : “ Vì sao không ? ”.

Hạnh phúc là cái tình trạng tự nhiên của chúng ta.
Hạnh phúc là tình trạng tự nhiên của các trẻ thơ – mà Nước Trời thuộc về chúng
cho tới khi chúng bị khuynh đảo và bị đầu độc bởi sự ngu đần của xã hội và văn
hóa. Bạn không cần phải làm gì cả để đạt được hạnh phúc, vì hạnh phúc không
phải là cái mà người ta đạt được. Có ai hiểu cho vì sao vậy không ? Vì chúng ta
vốn vẫn có hạnh phúc rồi. Làm sao người ta có thể đạt được cái mà người ta đã
có sẵn ? Thế thì tại sao bạn không cảm nghiệm được hạnh phúc đó ? Tại bạn chưa
giũ bỏ một cái gì đó; bạn chưa giũ bỏ các ảo tưởng. Ðể được hạnh phúc, bạn
không phải thêm thắt một thứ gì cả; bạn chỉ cần bỏ bớt một cái gì đó thôi. Cuộc
sống thật dễ chịu, thật thú vị. Cuộc sống chỉ gay go khi bạn ảo tưởng, khi bạn
ham muốn, thèm khát, tham lam. Nhưng cớ sự ấy bởi vì đâu, bạn biết không ? Vì
bạn đồng hóa mình mình với các nhãn hiệu.

L.M Anthony de Mello


Được sửa bởi thanh ngày Fri Jan 18, 2013 8:56 am; sửa lần 2.
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI: Empty Re: NHẬN THỨC VÀ TIẾP CẬN VỚI THỰC TẠI:

Bài gửi by thanh Fri Jan 18, 2013 8:54 am

Gửi các bạn lớp 12A1:



Qua bài viết trên, Có người xin góp ý như sau:



Có lẽ từ ngữ cái “ tôi ” – chủ thể làm cho một số độc giả thắc mắc. Tuy
nhiên, qua việc diễn đạt của tác giả, có thể hiểu cái “ tôi ” – chủ thể là
trạng thái nguyên sơ, vô danh, phi thời, chưa bị vẩn đục, nhiễm ô bởi sự áp đặt
của cá nhân tính ( cái “ tôi ” – đối tượng )


Theo Thanh, bài viết trên như nói về triết lý sống, xin gửi để các bạn tham khảo và nếu thích thì cứ bình luận cho vui!

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ hạnh phúc!
thanh
thanh

Tổng số bài gửi : 858
Join date : 28/06/2010
Age : 57

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết